1 of 42

CẬP NHẬT QUYẾT ĐỊNH

HƯỚNG DẪN PHÒNG & KIỂM SOÁT LÂY NHIỄM SARS-COV-2 TRONG CSKBCB��(Số 2355/QĐ-BYT, Ban hành ngày 30/08/2022)

TS.BSCKII. NGUYỄN THỊ THANH HÀ

Phó chủ tịch Hội KSNK VIỆT NAM

Cố vấn chuyên môn về KSNK bệnh viện PSQT Sài gòn

2 of 42

3 of 42

Đường lây

  • Lây truyền qua không khí: có thể lây lan từ các tiểu phần dịch hô hấp nhỏ (hạt khí dung) phát tán ra từ miệng hoặc mũi của NB khi họ ho, hắt hơi, nói, hát hoặc thở, từ những nơi thông gió kém và /hoặc ở nơi đông người do các giọt khí dung mang virus SARS-CoV-2 lơ lửng trong không khí và phát tán trong phạm vi rộng và khi làm thủ thuật xâm lấn có tạo hạt khí dung.
  • Lây truyền qua giọt bắn: Vi rút có thể lây lan từ các tiểu phần dịch hô hấp phát tán ra từ miệng hoặc mũi của người bị bệnh khi họ ho, hắt hơi, nói, hát hoặc thở. Sau đó, một người khác có thể bị nhiễm vi rút khi các tiểu phần dịch tiếp xúc trực tiếp với mắt, mũi, hoặc miệng.
  • Lây truyền qua tiếp xúc: Lây nhiễm cũng có thể xảy ra khi tay ô nhiễm do tiếp xúc với các bề mặt ô nhiễm vi rút sau đó động chạm vào các vị trí nhạy cảm (mắt, mũi, miệng).

4 of 42

Đường lây

5 of 42

Định nghĩa ca bệnh

2. Các định nghĩa ca bệnh3

2.1. Ca bệnh giám sát (ca bệnh nghi ngờ) là một trong số các trường hợp sau:

a) Là người có yếu tố dịch tễ và có biểu hiện triệu chứng:

- Sốt và ho; hoặc

- Có ít nhất 3 trong số các triệu chứng sau: sốt; ho; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; đau, nhức đầu; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; giảm hoặc mất khứu giác; giảm hoặc mất vị giác; buồn nôn; nôn; tiêu chảy; khó thở.

b) Là người có kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính với vi rút SARS-CoV-2 (trừ trường hợp nêu tại điểm b, c của mục 2.2).

c) Là trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính nặng (SARI), viêm phổi nặng nghi do vi rút (SVP) có chỉ định nhập viện.

Người có yếu tố dịch tễ: bao gồm người tiếp xúc gần với ca bệnh xác định, người có mặt trên cùng phương tiện giao thông hoặc cùng địa điểm, sự kiện, nơi làm việc, lớp học... với ca bệnh xác định đang trong thời kỳ lây truyền.

3 Công văn số 1909/BYT-DP ngày 14/5/2022 của Bộ Y tế về việc điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19 và biện pháp y tế đối với ca bệnh COVID-19 và người tiếp xúc gần

2.2. Ca bệnh xác định là một trong số các trường hợp sau:

a) Là người có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút SARS-CoV-2 bằng phương pháp phát hiện vật liệu di truyền của vi rút (Realtime RT-PCR).

b) Là người có triệu chứng lâm sàng (nêu tại điểm a, điểm c của mục 2.1) và có kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính với vi rút SARS-CoV-2.

c) Là người có yếu tố dịch tễ và có kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính với vi rút SARS-CoV-2.

2.3. Người tiếp xúc gần là một trong số các trường hợp sau:

- Người có tiếp xúc cơ thể trực tiếp (bắt tay, ôm, hôn, tiếp xúc trực tiếp với da, cơ thể...) với ca bệnh xác định trong thời kỳ lây truyền của ca bệnh xác định.

- Người đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp trong vòng 1 mét hoặc trong cùng không gian hẹp, kín và tối thiểu trong thời gian 15 phút với ca bệnh xác định khi đang trong thời kỳ lây truyền của ca bệnh xác định.

- Người không đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp gần trong vòng 1 mét hoặc ở trong cùng không gian hẹp, kín với ca bệnh xác định trong thời kỳ lây truyền của ca bệnh xác định.

- Người trực tiếp chăm sóc, khám và điều trị ca bệnh xác định khi đang trong thời kỳ lây truyền của ca bệnh xác định mà không sử dụng Phương tiện phòng hộ cá nhân theo quy định.

Thời kỳ lây truyền của ca bệnh xác định:

- Đối với ca bệnh xác định có triệu chứng: thời kỳ lây truyền tính từ 2 ngày trước và 10 ngày sau khởi phát và thêm ít nhất 3 ngày sau khi hết triệu chứng (sốt và các triệu chứng đường hô hấp).

- Đối với ca bệnh xác định không có triệu chứng: thời kỳ lây truyền tính từ 2 ngày trước và 10 ngày sau khi lấy mẫu có kết quả dương tính với vi rút SARS-CoV-2.

6 of 42

Nguyên tắc phòng ngừa lây nhiễm

  • Thực hiện phòng ngừa chuẩn (PNC) và
  • Kết hợp với phòng ngừa qua đường không khí, đường tiếp xúc và đường giọt bắn trong thăm khám, điều trị, chăm sóc người xác định nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2.

7 of 42

Chuẩn bị cơ sở hạ tầng, phương tiện sàng lọc, quản lý

  • Bố trí phòng khám sàng lọc riêng cho người xác định nhiễm/nghi ngờ nhiễm COVID-19 tại cả khoa khám bệnh, khoa cấp cứu và phòng, khu vực cách ly tạm thời NB sau khi sàng lọc có nghi ngờ/xác định nhiễm SARS-CoV-2.
  • Tại khu vực phòng khám sàng lọc, cần bố trí khu vực chờ bảo đảm thoáng khí, giữ khoảng cách tối thiểu 1 mét đối với NB, người nhà NB.
  • Khu vực chờ, phòng khám, phòng làm thủ thuật cho người xác định nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2, đảm bảo thông khí tối thiểu 12 ACH.

- Thông khí tự nhiên (mở toàn bộ cửa sổ, cửa ra vào)

- Thông khí cơ học (sử dụng quạt đẩy và hút khí theo 1 chiều từ nơi có không khí sạch, thải ra khu vực không có người)

- Thông khí kết hợp giữa thông khí tự nhiên và thông khí cơ học. Cơ sở KBCB cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá mức độ thông khí tại khu vực này.

8 of 42

Tại khoa khám bệnh, khoa cấp cứu và các đơn vị điều trị trong ngày

  • Đối với trường hợp cấp cứu: Ưu tiên can thiệp cấp cứu → sau đó xem xét chỉ định test nhanh kháng nguyên nếu có triệu chứng nghi ngờ.
  • Tại khu vực điều trị nội trú và các khoa, phòng khác:

+ Tăng cường giám sát, chỉ định xét nghiệm sớm SARS-CoV-2 đối với NB nội trú, người chăm nuôi NB có biểu hiện nghi ngờ để phát hiện sớm và thực hiện cách ly kịp thời. Thực hiện giám sát tuân thủ các quy định về phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh của NB, người hỗ trợ chăm sóc.

+ Thực hiện XN RT-PCR mẫu đơn cho trường hợp viêm phổi tiến triển nặng, suy hô hấp không giải thích được, kể cả những NB nội trú trên 14 ngày có diễn biến nhanh, nặng không giải thích được về lâm sàng, NB lọc máu.

9 of 42

THÔNG KHÍ TRONG PHÒNG �LÂY NHIỄM SARS-CoV-2

10 of 42

11 of 42

12 of 42

Biện pháp phòng ngừa lây truyền qua đường không khí

13 of 42

14 of 42

Các giải pháp thông khí nhằm phòng ngừa lây truyền qua đường không khí

  • Thông khí tự nhiên
  • Thông khí cơ học
  • Thông khí phối hợp

15 of 42

Thông khí tự nhiên

  • Thông khí tự nhiên, sử dụng cửa sổ và cửa chính, thường cung cấp ít nhất 12 luồng khí trao đổi/giờ (ACH)
  • Xây dựng trần nhà cao, cửa sổ cao và tất cả cửa sổ và cửa chính mở có thể cung cấp hơn 12 ACH

Escombe AR et al. POS med 2007; 4(2)

16 of 42

Thông khí tự nhiên

  • Không khí tươi vào và ra khỏi phòng hoặc khu vực qua cửa chính hoặc cửa sổ
  • Thông khí tự nhiên phụ thuộc vào
    • Tốc độ gió
      • Áp lực cụm”
        • Nhiệt độ
        • Độ ẩm

Hướng gió

VÀO

RA

RA

17 of 42

Hướng đi của luồng khí: luồng khí đi từ dương (+) sang âm (-)

Nhiệt độ bên trong cao hơn bên ngòai

Nhiệt độ bên trong thấp hơn bên ngòai

Thông khí tự nhiên―�Áp lực cụm dẫn luồng khí

18 of 42

Áp dụng thông khí tự nhiên

  • Chọn khu vực xa các khu vực khoa phòng khác của bệnh viện
  • Không gian mở ra xung quanh
  • Cửa sổ mở toàn bô
  • Tắt máy lạnh, điều chinh quạt theo hướng thổi ra khu vực ngoài môi trường trống

19 of 42

20 of 42

Áp dụng thông khí tự nhiên

  • Đặt giường cạnh cửa sổ
  • Cửa sổ và cửa chính mở
  • Vùng xung quanh phải thông khí tốt ⇨ hòa lõang khí nhanh
  • Nếu hành lang không thông khí tốt, đóng cửa chính

21 of 42

22 of 42

Thông khí cơ học

  • Sử dụng hệ thống quạt gió để cung cấp không khí sạch và loại bỏ không khí ô nhiễm khỏi phòng/tòa nhà.
  • Hệ thống thông khí cơ học: quạt thông khí, màng lọc khí HEPA, quả cầu thông gió, lưới tản nhiệt, hệ thống điều hòa trung tâm.
  • Quạt có thể được lắp đặt trực tiếp trong cửa sổ hoặc tường hoặc được lắp đặt trong ống dẫn khí để cung cấp không khí vào hoặc hút khí ra từ phòng.
  • HTTK cơ học: có thể tạo ra các phòng áp lực âm (lượng khí xả ra khỏi phòng > lượng khí cấp vào phòng nên không khí luôn theo chiều hướng đi vào trong phòng); phòng áp lực dương (lượng khí xả ra khỏi phòng < lượng khí cấp vào phòng, KK luôn theo chiều hướng đi ra khỏi phòng).
    • HTTK cơ học: khu vực thăm khám, điều trị NB nghi ngờ hoặc xác định SARS-CoV-2 sử dụng,
    • HTTK áp lực âm: phòng/khu vực cách ly

23 of 42

Thông khí cơ học

  • Tạo ra bằng cách sử dụng quạt để đẩy khí ra ngoài, Tạo áp lực âm trong phòng để dẫn khí vào trong phòng
  • Hiệu quả đối với phòng cách ly bệnh qua đường không khí
    • Hướng luồng khí đi từ khu vực BN ra khu vực không có người qua lại
    • Duy trì tối thiểu 12 ACH

24 of 42

Thông khí cơ học

  • Phòng kín: cửa chính và cửa sổ phải luôn luôn đóng
  • Cần lắp bộ lọc HEPA
  • Hệ thống cần bảo trì thường xuyên

Corridor

Anteroom

Isolation room

Toilet

Floor level exhaust

Diffuser

Toilet

exhaust

Transfer grille

25 of 42

Thông khí cơ học

Kết hợp thông khí tự nhiên với quạt hút

26 of 42

Thông khí phối hợp

  • Thuận lợi:
    • Có thể sử dụng trong khí hậu lạnh khi không thể mở cửa sổ, và thông khí cơ học không có sẵn
    • Tăng luồng khí mỗi giờ
    • Có thể tăng áp lực âm bởi việc rút khí và đẩy khí ra ngòai cửa sổ
  • Bất lợi:
    • Phụ thuộc vào nguồn điện
    • Gây ồn

27 of 42

Thông khí phối hợp

  • Chọn khu vực xa các khu vực khoa phòng khác của bệnh viện
  • Không gian mở ra xung quanh
  • Cửa sổ mở toàn bô
  • Gắn thêm quạt hút khí ra ngoài
  • Yêu cầu quạt hút:
  • Gắn dưới sàn
  • Đầu ra phải được qua hệ thống HEPA và UV và đưa ra xa khu dân cư ít nhất 8m

28 of 42

29 of 42

30 of 42

31 of 42

Giả thiết phòng có thông khí ra vào tự do (cửa hoặc điều hòa), bao nhiêu quạt hút cần có để đạt 12 ACH ?

8 m

30 m

24m

32 of 42

  • Thể tích phòng 5760 m3
  • Thể tích khí cần thiết mỗi giờ để đạt được 12 ACH
    • 69.120 m3
  • Công suất quạt 100m3/phút: Cần 11 quạt

1−32

33 of 42

Phòng cách ly áp lực âm

34 of 42

Phòng áp lực âm

Phòng áp lực âm cửa luôn phải đóng kín, có phòng đệm nằm giữa khu vực sạch (ví dụ hành lang) và khu vực ô nhiễm (phòng cách ly NB).

  • Cửa cấp khí vào phòng nên đặt ở trên tường cao hoặc trần phòng, còn cửa hút khí ra khỏi phòng nên đặt sát sàn nhà hoặc ở phía đầu giường bệnh, như vậy không khí trong phòng, đặc biệt không khí ô nhiễm quanh NB, sẽ được lưu thông tốt.
  • Cần lắp màng lọc khí HEPA để lọc không khí hút ra khỏi phòng.
  • Nhân viên phụ trách phải giám sát hoạt động của hệ thống thông khí hàng ngày và bảo trì bảo dưỡng thường xuyên.

35 of 42

36 of 42

37 of 42

SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN PHÒNG HỘ CÁ NHÂN

38 of 42

Tiêu chuẩn của Phương tiện phòng hộ cá nhân

  • Găng tay y tế: sử dụng một lần đạt các tiêu chuẩn: TCVN: 13415-1:2021, 13415-2:2021, 13415-3:2021 và 13415-4:2021 hoặc BS EN 455-1:2020, 455-2:2020, 455-3:2020 và 455-4:2020 hoặc ASTM D6319, D3578, D5250 và D6977 hoặc TCVN 6343-1:2007.
  • Khẩu trang y tế: Khẩu trang sử dụng một lần đạt tiêu chuẩn TCVN 13408:2021 hoặc BS EN 14683:2019 hoặc ASTM F2100.
  • Khẩu trang hiệu suất lọc cao (khẩu trang N95): Đạt tiêu chuẩn TCVN 13409:2021 hoặc BS EN 149:2001+A1:2009 hoặc NIOSH 42
  • Áo choàng: Áo choàng sử dụng một lần, đạt tiêu chuẩn TCVN 13411:2021 hoặc BS EN 14126:2003 hoặc AAMI PB70 và ASTM F3352.
  • Tấm che mặt hoặc kính bảo hộ: Loại dùng một lần hoặc loại làm sạch và khử trùng được trước khi sử dụng lại, bảo đảm trường nhìn, không làm biến dạng hình ảnh, chống mờ do hơi nước và chống xước.

39 of 42

Ghi chú: -(+): Sử dụng

- (+/-): Có thể sử dụng hoặc không tùy theo tình huống cụ thể

- (1): Có thể sử dụng tạp dề chống thấm nếu có nguy cơ văng bắn nước, dịch

- (2): Có thể sử dụng găng bảo hộ dày (găng vệ sinh) tùy tình huống cụ thể

40 of 42

Quản lý nhân viên phơi nhiễm SARS-CoV-2

  • Cơ sở KBCB chịu trách nhiệm xây dựng công cụ, lập biểu thống kê NVYT, người lao động nhiễm SARS-CoV-2.
  • Định kỳ báo cáo người mới nhiễm lên hệ thống báo cáo ca bệnh của địa phương và quốc gia theo quy định

41 of 42

42 of 42

XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN

Mọi thắc mắc và hỏi đáp xin gửi về địa chỉ:

E-mail: thanhhanhidong1@gmail.com

Tel: 0913629608