1 of 12

"Kiến trúc sau trào lưu hiện đại" (Architecture After Modemism) bao gồm các xu hướng kiến trúc: Hậu hiện đại (Post Modemism), phái Công nghệ cao (High -Tech), kiến trúc Hiện đại mới (Neo-Modemism) và kiến trúc Giải tỏa kết cấu (Deconstruction).

Chủ nghĩa Giải tỏa kết cấu là một trào lưu triết học ra đời vào những năm 1960, đó là trào lưu chính của chủ nghĩa Hậu cấu trúc (Post-Structuralism). Chủ nghĩa Giải tỏa kết cấu trong nghệ thuật và kiến trúc trong một thời gian nhất định cũng đã đột phá và trở thành một đối trọng của nghệ thuật và kiến trúc mới.

Chủ nghĩa giải tỏa kết cấu cho rằng chủ nghĩa Cấu trúc bị đông cứng và dẫm chân tại chổ. Chủ nghĩa giải tỏa kết cấu nhấn mạnh sự biến đổi, coi trọng tác dụng của "dị chất". Theo một số nhà nghiên cứu theo tư tưởng mới thì sự phát triển của sự vật, không giống như quan niệm trên của chủ nghĩa Cấu trúc, nó sẽ không ngừng phát triển chứ không cố định, dẫm chân tại chỗ

Chương 19

KIẾN TRÚC GIẢI TỎA KẾT CẤU

2 of 12

Từ "Giải tỏa kết cấu" (Deconstruction) được Jacques Derrida đưa ra khi ông phân tích tác phẩm "Những vấn đề cơ bản của Hiện tượng học" của Martin Heidegger vào khoảng cuối những năm 60, nhưng phải 10 năm sau đó từ này mới chính thức trở thành một thuật ngữ trong ngôn từ Mỹ. Từ một thuật ngữ triết học kỹ thuật nó đã được các nhà phê bình văn học sử dụng rộng rãi và dần trở nên thông dụng

Heidegger nói rằng "Hiện tượng học" là tên gọi của một phương pháp triết lý, phương pháp này gồm có 3 bước: sự giảm thiểu, sự xây dựng và sự phá hủy và 3 bước này có mối quan hệ tác động lẫn nhau. Xây dựng cũng bao gồm cả sự phá hủy. Và ở đây ông đã đồng nhất "Phá hủy" (Destruction) với "Giải tỏa" (Deconstruction) (Tác phẩm Abbau - trang 20-23). Heidegger giải thích rằng "Sự giải tỏa" mang tính triết học mà ông sử dụng là xuất phát từ một từ gốc tiếng Đức mà có thể tạm dịch là "phi xây dựng” (Un-build).

Chương 19

KIẾN TRÚC GIẢI TỎA KẾT CẤU

3 of 12

Quan niệm về sự "giải tỏa" một tác phẩm của Derrida là: nêu ra những điểm chưa hoàn thiện, chưa đạt yêu cầu của tác phẩm, chứ không phải là chỉ ra những cách thức hay là sửa chữa để tác phẩm hoàn thiện hơn. Trong kiến trúc, ý tưởng của ông đã nhận được nhiệt tình ủng hộ, đặc biệt từ những người muốn thách thức với lịch sử truyền thống. Cách ông sử dụng ngôn ngữ hình ảnh lấy từ kiến trúc cũng trực tiếp khích lệ rất nhiều.

Khái niệm "Giải tỏa kết cấu trong kiến trúc" được nhắc đến đầu tiên khi nhà Bảo tàng nghệ thuật hiện đại ở New York mở cuộc triển lãm "Kiến trúc giải tỏa kết cấu chủ nghĩa" duới sự bảo trợ của kiến trúc sư Mỹ Phillip Johnson, với sự tham gia của 7 "cây đại thụ kiến trúc" thế giới: Frank O. Gehry, Peter Eisenman (Mỹ), Bemard Tshumi (Thụy Sĩ), Zaha Hadid (Anh), Daniel Libeskind (Đức), Rem Koolhaas (Hà Lan) và nhóm Coop Himmelblau (Áo).

Chương 19

KIẾN TRÚC GIẢI TỎA KẾT CẤU

4 of 12

Phillip Johnson, Frank O. Gehry, Peter Eisenman (Mỹ), Bemard Tshumi (Thụy Sĩ), Zaha Hadid (Anh), Daniel Libeskind (Đức), Rem Koolhaas (Hà Lan) và

nhóm Coop Himmelblau (Áo) gồm Martin Oberascher, Jörg Hugo và Sergio Gonzalez, Rob Henderson, Guthu Hallstein, Matt Kirkham, Veronica

5 of 12

Frank O. Gehry

6 of 12

Phillip Johnson-Glass House-1949-New Caanan-Connecticut

Tính đơn giản của chính công trình là không ngăn chia các phòng-chỉ có một không gian là khu vực mở rộng-không gian bếp ở bên trái của lối vào-mỗi cạnh đặc trưng là cửa kính

Glass House-video

7 of 12

8 of 12

Khách sạn 5 sao Abu-dhabi-capital gate của nhóm RMJM (Robert Matthew Johnson Marshall)

9 of 12

Changsha Meixihu International Culture & Art Centre in Changsha, China by Zaha Hadid

Yas marina hotel in abu dhabi

Cultural District trên Saadiyat Island

ở Abu Dhabi, thủ đô Tiểu vương quốc

các nước Arập (United Arab Emirates)

10 of 12

Zhang ZhiDong And Modern Industrial Museum

Key Extension to the Denver Art Museum

Daniel Libeskind (Đức), video

11 of 12

Có người đã đề ra câu hỏi: mối liên hệ giữa Triết học Deconstruction và kiến trúc Deconstruction như thế nào?

Peter Eisenman trả lời: "Kiến trúc không biểu đạt tư tưởng triết học, trong điều kiện giải tỏa kết cấu, kiến trúc có thể biểu đạt chính bản thân mình, chính tư tưởng của mình... và kiến trúc bản thân không còn là môi giới của một luận thuyết tư tưởng thứ yếu nữa",

Ông cũng cho rằng, tuy có sự liên hệ nhưng không thể vay mượn một cách đơn giản các chủ nghĩa tư tưởng giữa triết học vào kiến trúc Giải tỏa kết cấu.

Giống như văn học của thập niên 1960, kiến trúc theo Peter Eisenman phải:

  • "Không cổ điển" (Not-classical).
  • "Không tổ hợp" (De-composition).
  • "Không trung tâm" (De-Centering)
  • "Không liên tục" (Discontinuity)

12 of 12

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA KIÊN TRÚC GIẢI TOẢ KẾT CẤU

Với cơ sở tư tưởng nói trên, các công trình kiến trúc giải tỏa kết cấu thường có đặc điểm chung là:

  • Làm phân tán và mất trật tự tổ chức bố cục, hình dáng, tỉ lệ, màu sắc trong kiến trúc.
  • Làm mất đi sự hoàn thiện mang tính quy chỉnh truyền thống của sự vật, tạo cho công trình kiến trúc dở dang.
  • Làm đột biến, gây nên những sự thay đổi đột ngột.
  • Tạo cảm giác động thái, do có những hình khối uốn vặn, mất ổn định, mất trọng lượng, gây ấn tượng bay bổng (khác với cảm giác đối xứng, cân bằng thường thấy trong kiến trúc cổ điển).
  • Tạo nên sự tương phản quá lớn giữa các khối kiến trúc mỏng manh bên cạnh những khối to lớn quá khổ, tạo nên một trạng thái không ổn định, dễ đổ vỡ.
  • Tạo lập sự cách tân về hình thức đến mức cao nhất.

Chương 19

KIẾN TRÚC GIẢI TỎA KẾT CẤU