1 of 2

2 of 2

Những cách đạt điểm cao môn Ngữ văn vào lớp 10

Để giúp các em học sinh ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi vào lớp 10 THPT năm nay có được phương pháp và cách ôn tập trọng tâm cũng như những lưu ý khi làm bài thi để đạt được kết quả tốt nhất.

Trao đổi với phóng viên Giáo dục Việt Nam về vấn đề nêu trên, thầy giáo Lê Hoài Quân ,chia sẻ: “Trong kỳ thì vào lớp 10 THPT, Ngữ văn chính là môn học có lượng kiến thức lớn, đòi hỏi khả năng tư duy, cách ghi nhớ và sự sáng tạo của học sinh rất nhiều.

Thầy Quân cho biết: "Học sinh cần tìm hiểu, phân tích các đơn vị kiến thức một cách chi tiết và cụ thể với nhiều cách .

Ngoài ra, nếu ôn tập theo chuyên đề hoặc nhóm bài có cùng đề tài, cùng thể loại hay cùng thời điểm sáng tác…cũng sẽ giúp các em khái quát được các mảng kiến thức trọng tâm.

Xác định cách ôn tập

Theo thầy Quân: “Trước hết cần xác định được mục tiêu là không học tủ, không khoanh vùng mà cần có kiến thức tổng quát, mà cần tích hợp ngang, dọc với bộ môn Ngữ văn cấp trung học cơ sở. Giáo viên nên hướng dẫn các học sinh phân mảng kiến thức rõ ràng phù hợp với cấu trúc của đề thi.

Phần văn bản: học sinh cần chú trọng vào việc phân tích các tác phẩm văn xuôi như hiểu nhân vật, tình huống truyện, ngôi kể....

Với các tác phẩm thơ phải nắm được mạch cảm xúc, ý nghĩa của nhan đề và biết khai thác các tín hiệu nghệ thuật trong từng câu thơ và từng khổ thơ.

Phần Tiếng Việt : cần nắm vững các khái niệm, các kiểu, biết phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ, các dạng câu... biết vận dụng chúng một cách linh hoạt và sáng tạo trong khi viết đoạn văn.

Viết đoạn văn nghị luận văn chương và nghị luận xã hội: các em cần xác định chính xác nội dung và yêu cầu nghị luận, từ đó tìm ra cách lập luận phù hợp, đồng thời vận dụng linh hoạt các kỹ năng để làm sáng tỏ được vấn đề.

Xu hướng đề thi vào lớp 10 trung học phổ thông là thông thường đề cao năng lực hiểu, và trình bày những ý hiểu trong bài luận bằng ngôn ngữ Tiếng Việt, vì thế học sinh cần bám sát cách học và thi mới này.

Từ bỏ những lối học thuộc văn mẫu và bài ghi chép, thoát khỏi lối viết lệ thuộc vào tài liệu mà hãy đọc văn bản và tìm hiểu theo câu hỏi gợi ý để từng bước hiểu chi tiết, hình ảnh.

Khi làm bài thi

Thầy Quân lưu ý: “Khi vào phòng thi các em nên tự tạo cho mình một tâm thế tốt nhất, luôn bình tĩnh, tự tin để làm bài, không nên quá lo lắng và cần đọc kĩ đề thi.

Đọc lần thứ nhất để khoanh vùng các vấn đề và các nội dung cần trả lời. Tiếp tục đọc lần thứ 2 để có thể đánh dấu phân loại những câu hỏi dễ hoặc khó theo khả năng bản thân mình.

Đọc lần thứ ba để đi vào trả lời chi tiết cho từng câu hỏi trong bài thi.

Phân bổ thời gian sao cho hợp lý, nên ưu tiên làm phần dễ trước, cố gắng làm trọn vẹn từng phần một, tránh việc trả lời lẫn lộn các câu hỏi giữa các phần khác nhau.

Đọc kỹ đề và đánh dấu những từ khóa, ghi nhanh ra nháp những ý cơ bản cần phải .

Vận dụng những kiến thức đã học về Tiếng Việt, văn học và làm văn, các câu hỏi này được tổ chức theo mức độ từ dễ đến khó, từ nhận biết thông hiểu đến vận dụng.

Với câu này thì gần như để học sinh không bị điểm liệt, vì thế các em cứ làm tuần tự từ các ý nhỏ, cố gắng để không bị mất điểm ở những câu đọc hiểu này, không cần phải viết quá dài dòng mà cần phải rõ ràng, rành mạch đủ ý.

Và cuối cùng là trước khi nộp bài, các em cần phải soát lại tất cả một lượt xem có đánh dấu nhầm câu trả lời, hoặc thiếu thông tin cá nhân hay không để tránh trường hợp bị trừ điểm hay phạm lỗi”.

Bài viết chi tiết: