Request edit access
Kì thi vào 10 tại Hà Nội: Giáo viên bật mí những bí quyết để đạt được điểm cao ở các môn thi.
Sign in to Google to save your progress. Learn more

Kì thi vào 10 tại Hà Nội: Giáo viên bật mí những bí quyết để đạt được điểm cao ở các môn thi.

 Chỉ còn khoảng gần 2 tuần nữa, học sinh lớp 9 trên toàn TP Hà Nội sẽ bước vào kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập đầy cam go. Để có thể đạt thành tích cao trong kỳ thi này, thời gian ôn thi nước rút có ý nghĩa rất quan trọng với mỗi thí sinh.

1. Các thí sinh cần rà soát kỹ điều kiện khi làm bài thi môn Toán

Với kinh nghiệm gần 20 năm ôn thi cho các học sinh lớp 9 vào 10 tại Hà Nội, TS Đỗ Viết Tuân, cho rằng, trong giai đoạn nước rút này học sinh nên giảm bớt thời gian học thêm, tránh việc học thêm tràn lan, thay vào đó, các em nên dành nhiều thời gian luyện các dạng bài thi vào lớp 10 để hệ thống lại toàn bộ những kiến thức đã học, hiểu rõ được những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân.

TS Đỗ Viết Tuân, lưu ý học sinh nên học chắc từng phần kiến thức.

“Trong khoảng thời gian này, các em nên cố gắng học đến đâu thì chắc đến đó. Trong giai đoạn nước rút, các thầy cô sẽ tăng tốc luyện đề và chỉ ra cho các em những phần đang sai lầm, nhấn mạnh vào nội dung đó để các bạn có thể sửa các lỗi cả về trình bày và kiến thức.

 “Với nhiều những bài toán đơn giản, nhưng nhiều em lại bị mất điểm vì xác định thiếu điều kiện, việc làm đề sẽ có thể giúp các em tiếp cận được với đề thi thực tế tốt nhất, rèn luyện được cả về kiến thức và kỹ năng trình bày”, TS Đỗ Viết Tuân nói.

Đưa ra lời khuyên trong quá trình làm bài thi môn Toán, TS Tuân cho rằng, để có thể đạt kết quả cao nhất, thí sinh nên chú trọng vào các câu hỏi cơ bản và cố gắng “ăn trọn” điểm ở những câu này. 

2. Nên luyện đề theo đúng với thời gian thi

Với môn Ngoại Ngữ, Ths Đỗ Hồng Liên,người có kinh nghiệm nhiều năm ôn thi cho các học sinh lớp 9 vào 10 cho biết, qua các năm, đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn tiếng Anh thường nằm trong chương trình SGK và đặc biệt là chương trình lớp 8, 9. 

Về kỹ năng làm bài, theo Ths Đỗ Hồng Liên, trước các kỳ thi, thí sinh cần tìm hiểu kỹ  về cấu trúc, thời lượng cũng như định lượng câu hỏi để tránh việc bỡ ngỡ và chủ động hơn khi làm bài. 

“Khi làm bài, không nhất thiết các em phải làm theo đúng thứ tự từ đầu đến cuối, mà có thể ưu tiên làm những câu dễ trước và câu khó sau, như thế thì có thể hoàn thành được tối đa số câu trong thời gian quy định. 

3. Tránh việc đoán đề, học “tủ” môn ngữ Văn

Còn theo Ths Hoàng Thu Trang, do việc phải học trực tuyến dài ngày, nên năng lực cảm thụ văn học của nhiều bạn học sinh bị hạn chế, dẫn đến việc mất hứng thú học tập, các bạn học sinh không kịp hiểu bài, không ghi chép bài khi trở lại học trực tiếp. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập và đặc biệt là học sinh lớp 9 sắp chuyển cấp.

Về mặt hình thức, thí sinh cần lưu ý, bài làm phải có tính thẩm mĩ, yêu cầu trình bày bài phải sạch sẽ, rõ ràng, cẩn thận, không được viết tắt, không sử dụng hai màu mực, đảm bảo đúng những nguyên tắc khi viết đoạn văn, bài văn, có sự logic trong cách diễn đạt mạch văn và đáp ứng được yêu cầu đề ra.

Về mặt nội dung, để có thể chinh phục thành công bài thi, các em cần nắm vững được cấu trúc đề thi và lập kế hoạch cụ thể cho việc ôn tập các phần. 

Phần đọc hiểu có 3 loại câu hỏi gồm câu hỏi nhận biết ,câu hỏi thông hiểu và câu hỏi vận dụng .

Trong phần này, các bạn học sinh cần lưu ý là phải trả lời đủ ý, tránh lan man hay thiếu sót những yêu cầu của đề.

Phần nghị luận xã hội cần phải đảm bảo về hình thức, xác định đúng kiểu bài nghị luận xã hội.

Phần nghị luận văn học cần phải đảm bảo cấu trúc 3 phần của một bài văn: mở bài, thân bài, kết bài. 


Tham khảo chi tiết:


Submit
Clear form
This content is neither created nor endorsed by Google. Report Abuse - Terms of Service - Privacy Policy