Request edit access
Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí”
Sign in to Google to save your progress. Learn more

Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí”


Với quan điểm lịch sử hết sức đúng đắn cũng như lòng tự hào dân tộc, các tác giả của “Hoàng Lê nhất thống chí” đã khắc họa một cách chân thực hình ảnh người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ, cũng như hình ảnh bại trận thảm bại của quân Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống. Cùng Butbi tìm hiểu kỹ hơn về tác phẩm này nhé.


I, Tác giả

- Ngô Gia Văn Phái là một nhóm tác giả thuộc dòng tộc nhà họ Ngô Thì, ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc thủ đô Hà Nội).

- Trong đó có hai tác giả chính đó là Ngô Thì Chí (sinh năm 1753 – mất năm 1788) làm quan thời Lê Chiêu Thống và Ngô Thì Du (sinh năm 1772 - mất năm 1840) làm quan dưới triều nhà Nguyễn.


II, Tác phẩm


1, Hoàn cảnh sáng tác

- Tác phẩm được viết bằng chữ Hán ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê trong thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê.

- Không chỉ dừng lại ở đó, tác phẩm còn viết tiếp, tái hiện một giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam vào cuối thế kỉ XVIII và mấy năm đầu thế kỉ XX.


2, Thể loại

- Chí là một lối văn ghi chép lại sự vật, sự việc.

- Cũng có thể coi ‘Hoàng Lê nhất thống chí” là một cuốn tiểu thuyết lịch sử được viết theo lối chương hồi.

- Cuốn tiểu thuyết này có tất cả 17 hồi và đoạn trích chúng ta học trong SGK là trích ở hồi thứ 14, viết về sự kiện người anh hùng Quang Trung đại phá Quân Thanh.


3, Bố cục

Gồm 3 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến câu “vào ngày 25 tháng Chạp năm Mậu Thân (1788)". Nói về diễn biến quân Thanh chiếm thành Thăng Long, Nguyễn Huệ lên ngôi vua đem quân đi đánh quân Thanh.

- Phần 2: Tiếp theo đến câu “vua Quang Trung tiến binh đến Thăng Lăng, rồi kéo vào thành”. Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng vang dội, hào hùng của Quang Trung.

- Phần 3: đoạn còn lại. Sự bại trận thảm hại của quân Thanh và của vua tôi Lê  Chiêu Thống.


4, Tóm tắt

Lo sợ quân Tây Sơn sẽ kéo quân ra Bắc để bắt Vũ Văn Nhậm, vua Lê Chiêu Thống đã hạ mình cầu cứu quân Thanh. Triều đình nhà Thanh nhân cơ hội đó đã kéo quân sang với mong muốn thôn tính nước ta. Được tin, Quang Trung đã bàn bạc với các tướng sĩ, chuẩn bị kế sách tiến đánh quân Thanh.

Quang Trung đã mở tiệc khao quân, sau đó chia quân thành 5 đạo, thân hành cầm quân ra trận, tối 30 tết xuất phát lên đường và hẹn ngày mồng 7 tết sẽ mở tiệc ăn mừng thắng lợi ở kinh thành Thăng Long. Quân Tây Sơn ra đến sông Gián, dưới sự chỉ huy của Quang Trung quân giặc trấn thủ ở đó tan vỡ, toán quân Thanh đi do thám bị bắt sống hết. Đến nửa đêm mùng 3 tết Kỷ Dậu (năm 1789), vua Quang Trung tới Hà Hồi, Thượng Phúc, âm thầm lặng lẽ vây kín thành. Quân giặc lúc bấy giờ mới biết, rụng rời sợ hãi xin hàng.

Tờ mờ sáng ngày mùng 5 Tết, nghĩa quân tiến đánh đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh không chống cự nổi, vội vàng bỏ chạy toán loạn. Tướng giặc là Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự tử. Giữa trưa hôm ấy, đội quân đã tiến đánh vào  thành Thăng Long. Tổng đốc của giặc là Tôn Sĩ Nghị khi nghe tin cấp báo liền tìm cách trốn chạy về nước. Vua Lê đang ở trong điện, nghe tin cũng vội vã cùng tùy tùng đưa Thái Hậu ra ngoài thì gặp Tôn Sĩ Nghị đang chạy trốn trong tình cảnh thê thảm. Nghĩa quân Tây Sơn đã hoàn toàn thắng lợi trước quân Thanh.


Tham khảo thêm:

Bản Tiếng Việt:


Submit
Clear form
This content is neither created nor endorsed by Google. Report Abuse - Terms of Service - Privacy Policy