Published using Google Docs
2016 - 2017 Quỳ Hợp đề + đáp án
Updated automatically every 5 minutes

UBND HUYỆN QUỲ HỢP

PHÒNG GD & ĐT

   

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9

Năm học 2016 – 2017

Môn thi: Hóa 9

     Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1(3điểm):

1. Hòa tan hoàn toàn BaO vào nước, thu được dung dịch X. Cho SO3 vào dung dịch X, thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Cho Al vào dung dịch Z thấy có khí hiđro bay ra. Viết các phương trình hóa học xảy ra.

2. Có 3 khí A, B, C. Khí A được điều chế bằng cách nung KMnO4 ở nhiệt độ cao, khí B được điều chế bằng cách cho FeCl2 tác dụng với hỗn hợp KMnO4 và H2SO4 loãng, khí C được điều chế bằng cách đốt pirit sắt trong oxi. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

Câu 2(5điểm):

1. Giải thích các hiện tượng xảy ra và viết các PTHH trong các trường hợp sau:

  1. Sục từ từ CO2 vào nước vôi trong cho tới dư
  2. Cho từ từ bột Cu vào axit HNO3 đặc, nóng.
  3. Cho từ từ kim loại K vào dung dịch sắt (II) sunfat.

2. Chỉ dùng dung dịch HCl hãy trình bày cách nhận biết các gói bột mất nhãn sau:

          FeS, FeS2, FeO, FeCO3, CuS. Viết các phương trình hoá học ?

Câu 3(3,0điểm):

Viết các phương trình phản ứng hoàn thành sơ đồ biến hóa sau:

Ca(HCO3)2                                                

                (4)               (2)             (3)                   

                                                                             

                                                                 

 Na2CO3   (1)     CaCO3      BaCO3           

                         

                         (6)                        (5)                                                    

                         CO2

Cấu 4(5,0điểm): (Thí sinh bảng B không phải làm ý 2 của câu này)

1. Nung hoàn toàn 15g một muối cacbonat của một kim loại hóa trị II không đổi. Toàn bộ khí thoát ra cho hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch Ba(OH)2 1M thấy thu được 9,85 gam kết tủa. Xác định công thức hóa học của muối cacbonat ?

2. Thêm từ từ dung dịch HCl vào 10 gam muối cacbonat của một kim loại hóa trị II . Sau một thời gian thể tích khí thoát ra đã vượt quá 1,904 lít (đktc) và lượng muối clorua tạo thành vượt quá 8,585 gam. Hỏi đó là muối cacbonat của kim loại nào.

Câu 5(4,0điểm):

 Hòa tan hoàn toàn 4 gam hỗn hợp một kim loại hóa trị III và một kim loại hóa trị II cần dùng hết 170 ml dung dịch HCl 2M

  1. Tính thể tích H2 thoát ra ( Ở đktc)
  2. Cô cạn dung dịch được bao nhiêu gam muối khan ?
  3. Nếu biết kim loại hóa trị III là Al và số mol bằng 5 lần số mol của kim loại hóa trị II. Kim loại hóa trị II là nguyên tố nào.

Cho biết: H = 1; C =12; O =16; Mg = 24; Al = 27; Fe = 56; Cu = 64; N = 14; Cl = 35,5

--------------------------Hết-------------------------

Họ và tên thí sinh:………………………………………….SBD:………..phòng:………..

UBND HUYỆN QUỲ HỢP

PHÒNG GD & ĐT

   

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9

Năm học 2016 – 2017

Môn thi: Hóa 9

     Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu

Nội dung

Bảng A

Bảng B

1

(3đ)

    BaO + H2O → Ba(OH)2

    Ba(OH)2 + SO3 → BaSO4 + H2O

Nếu Ba(OH)2 dư: Ba(OH)2 + 2Al + 2H2O → Ba(AlO2)2 + 3H2 

Nếu SO3 dư:  SO3 + H2O → H2SO4

   2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2.

2KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + O2 (A)

10FeCl2 + 6KMnO4 + 24H2SO4  5Fe2(SO4)3 + 3K2SO4 +  6MnSO4 + 24H2O + 10Cl2 (B)

4FeS2 + 7O2  2Fe2O3 + 4SO2 (C)

0,25

0,25

0,5

0,25

0,5

0,25

0,5

0,5

0,25

0,25

0,5

0,25

0,5

0,25

0,5

0,5

2

(5đ)

1. (2,5đ)

a) Nước vôi bị đục sau đó trong trở lại:

        CO2   +  Ca(OH)2  → CaCO3 ( r) +  H2O

        CO2  +  H2O  +  CaCO3  → Ca(HCO3)2 

b) Đầu tiên có khí màu nâu, sau đó có khí không màu rồi hóa nâu trong không khí:

        Cu  +  4HNO3 đ 🡪 Cu(NO3)2   +  2H2O  +  2NO2 

        3Cu  +  8HNO3 loãng  🡪3Cu(NO3)2   +  4H2O  +  2NO

        2NO   +  O2  → 2NO2 

c) Có khí  không màu thoát ra đồng thời có kết tủa trắng hơi xanh xuất hiện

        2K +  2H2O   🡪   2KOH  +   H2

             2KOH   +  FeCl2  🡪  Fe(OH)2  +  2KCl

2.(2,5đ)

Trích mẫu, rồi cho mỗi chất lần lượt tác dụng với dung dịch HCl

- CuS không tan

- FeS tan, có khí mùi trứng thối:  FeS  +  2HCl  🡪   FeCl2  + H2S

- FeS2 tan, có khí mùi trứng thối và có kết tủa vàng:  FeS2  +  2HCl 🡪  FeCl2 + H2S + S

- FeO tan, không có khí:  FeO  + HCl  🡪  FeCl2  +  H2O

- FeCO3 tan, có khí không mùi thoát ra:

 FeCO3  +  2HCl  🡪   FeCl2  +  CO2   +  H2O

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

 Mỗi chất đúng kèm pư cho 0,5đ

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

 Mỗi chất đúng kèm pư cho 0,5đ

3

(3đ)

(1) Na2CO3         +  CaCl2  🡪        CaCO3🡫 + 2NaCl

(2) Ca(HCO3)2  🡪        CaCO3          +        CO2🡩 +  H2O

(3) Ca(HCO3)2   + Ba(OH)2🡪 BaCO3🡫 + CaCO3🡫 +        2H2O

(4) Ca(HCO3)2        +2NaOH  🡪   Na2CO3 + CaCO3🡫        + 2H2O

(5) BaCO3        +   2HCl   🡪   BaCl2        +        CO2🡩        +        H2O

(6) Na2CO3         +     H2SO4        🡪 Na2SO4        +        CO2🡩        +        H2O

Mỗi pư đúng cho 0,5đ

Mỗi pư đúng cho 0,5đ

4

(5đ)

1. (3đ)

               

Gọi CT của muối cacbonat cần tìm là MCO3

MCO3   MO + CO2  (1)

 <  nên ta xét 2 trường hợp:

Trường hợp 1: Tạo muối BaCO3

Ba(OH)2 + CO2  BaCO3 + H2O

                 0,05       0,05

Từ (1) => M + 60 =  300 => M = 240 (loại)

Trường hợp 2: Tạo 2 muối BaCO3 và Ba(HCO3)2

Ba(OH)2 + CO2  BaCO3 + H2O

0,05           0,05       0,05

Ba(OH)2 + 2CO2   Ba(HCO3)2

0,05            0,1

=>

Từ (1) => M + 60 =  100 => M = 40 => M là Ca

Vậy CTHH của muối cần tìm là CaCO3

2.(2đ)

 2HCl   +  MCO3   🡪  MCl2   + CO2   + H2O    

Theo PHHH: nCO2 = nMCO3 = nMCl2 🡪  mol

=> > 0,085    => M < 57,6

0,085 x (M + 71) > 8,585  => M > 30

Vậy 30 < M < 57,6.   Nên M thỏa mãn đối với kim loại Ca. Vậy công thức muối là CaCO3

0,5

0,25

0,25

0,25

0,25

0,5

0,25

0,25

0,25

0,25

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

5

(4đ)

Gọi A và B lần lượt là kim loại hóa trị II và hóa trị III.                                        

Ptp/ứ:         A  +    2HCl       ⭢         ACl2  +  H2      (1)                                  

                   2B   +  6HCl         ⭢      2BCl3    + 3H2    (2)                              

                                                             

Từ (1) và (2) ta thấy tổng số mol của axit HCl gấp 2 lần số mol H2 tạo ra

=>                          

b)  nHCl = 0,34 mol     suy ra  nCl = 0,34 mol                                                    

    mCl = 0,34 . 35,5 =  12,07       gam                                                            

=> Khối lượng muối = mhh  +  m (Cl)  = 4 + 12,07 = 16,07 g                          

c)   Gọi số mol của Al là a mol => số mol của kim loại có hóa trị II là a : 5                

Từ (2)  suy ra nHCl = 3a                  Từ (1) suy ra  n HCl = 0,4a

Ta có : 3a  + 0,4a = 0,34  => a = 0,1 mol                                                            

Số mol của kimlọai có hóa trị II là 0,1 : 5 = 0,02 mol                                  

                           mkim loại = 4 - 2,7 = 1,3 g

Mkim loai  =  => Là kẽm (Zn)

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,5

0,25

0,5

0,5

0,25

0,5

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,5

0,25

0,5

0,5

0,25

0,5