Published using Google Docs
BENH THAN 11trang
Updated automatically every 5 minutes

Bệnh Thận

= Khi đi tiểu có những dấu hiệu sau bạn đã bị bệnh thận

= Mỗi ngày 1 phút giải độc thận bạn không nên bỏ qua

= Bệnh nang thận có nguy hiểm?

= Bệnh thận mạn tính nguyên nhân

= Nếu bạn gặp 1 trong 8 dấu hiệu sau phải đi khám ngay kẻo chạy thận cả đời

= Làm sạch thận của bạn một cách tự nhiên

= Người có thận yếu thường xuyên bị “bốc mùi” ở 3 chỗ

= Khi đi tiểu có những dấu hiệu sau bạn đã bị bệnh thận

Thận là cơ quan nội tạng quan trọng của cơ thể. Chức năng chính của thận là loại bỏ chất thải và nước dư thừa từ máu.

Mỗi ngày, thận gạn lọc khoảng 200 lít máu và sản xuất khoảng 2 lít nước tiểu để đảm bảo cơ thể không có những chất tồn dư độc hại.

Thận trở nên suy yếu và được coi là có bệnh khi một phần hoặc toàn bộ phần thận mất khả năng thực hiện các chức năng bình thường.

Khi thận không thực hiện được chức năng của mình, điều đó rất nguy hiểm vì chất phế thải và dư lượng các chất độc hại cùng với nước sẽ bị tích tụ lại trong cơ thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Bệnh thận thường diễn biến một cách âm thầm, lặng lẽ nên rất khó phát hiện và khi phát hiện ra thì bệnh thường đã ở giai đoạn suy thận rất khó điều trị.

Bởi vậy, việc có 1 lối sống lành mạnh để giữ gìn sức khỏe thận và đề phòng những triệu chứng chứng tỏ thận có dấu hiệu suy yếu chính là cách tốt nhất để giảm thiểu nguy cơ suy thận.

Nếu bạn thấy cơ thể có những triệu chứng đáng ngại sau, có thể thận của bạn đang gặp vấn đề. Hãy kiểm tra và có biện pháp điều trị tích cực trước khi bệnh chuyển sang những giai đoạn nghiêm trọng.

1. Những thay đổi có thể gặp khi đi tiểu:

- Đi tiểu đêm thường xuyên: Nếu bạn bỗng dưng chuyển sang một giai đoạn cần đi tiểu đêm thường xuyên, đó có thể là dấu hiệu của bệnh thận. Khi chức năng lọc của thận bị suy yếu, nhu cầu đi tiểu sẽ gia tăng.

Tuy nhiên, đây còn là dấu hiệu của những căn bệnh khác như nhiễm trùng đường tiểu hoặc phì đại tuyền tiền liệt ở nam giới.

- Nước tiểu có nhiều bọt: Khi đi tiểu, bạn thấy nước tiểu có quá nhiều bọt, đặc biệt là bọt lâu tan thì chứng tỏ trong nước tiểu có quá nhiều protein. Điều này chứng tỏ chức năng thận của bạn đã bị rối loạn.

- Nước tiểu có máu: Khi thận hư, các tế bào máu có thể bị rò rỉ ra ngoài theo đường tiểu. Vì vậy bạn có thể thấy trong nước tiểu có máu. Tuy nhiên, triệu chứng này còn cảnh báo nhiều căn bệnh khác như khối u, sỏi thận hay bị nhiễm trùng...

- Những triệu chứng khác khi đi tiểu: Những dấu hiệu khác cảnh báo bệnh thận mà bạn có thể gặp phải là nước tiểu có màu tối, màu nhạt hơn bình thường, khi đi tiểu cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn...

2. Những dấu hiệu khác cảnh báo bệnh thận:

- Phù: Một trong những chức năng chính của thận là loại bỏ lượng nước dư thừa ra khỏi cơ thể. Khi thận suy yếu, chất lỏng dư thừa không được loại bỏ và tích tụ lại trong cơ thể khiến bạn bị phù ở các bộ phận cơ thể như chân, tay, mặt, bàn chân, cổ chân...

- Ngứa: Khi thận bị suy, các chất thải không được đào thải khỏi máu gây nhiễm độc cơ thể. Một trong những biểu hiện của sự nhiễm độc là da bị ngứa.

- Đau chân, đau cạnh sườn: Người bị bệnh thận thường gặp các triệu chứng đau ở lưng hoặc sườn. Nguyên nhân là do các nang trong thận chứa đầy chất lỏng to lên và gây đau.

- Buồn nôn và nôn: Sự tích tụ quá nhiều chất thải trong máu gây ra chứng ure huyết, chứng này có thể khiến bạn gặp tình trạng buồn nôn và nôn.

- Hơi thở có mùi nước tiểu: Chứng ure huyết do thận yếu cũng khiến cho hơi thở bạn có mùi amoniac.

- Mệt mỏi: Khi thận khỏe mạnh, chúng taọ ra hormone gọi là erythropoi-etin, hormone này thông báo cho cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mang oxy.

Khi thận bị hỏng, hormone ery-thropoietin ít được tạo ra, cơ thể có ít các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy hơn. Chính vì vậy, đầu óc và hệ cơ sẽ nhanh chóng kiệt sức. Tình trạng này còn gọi là thiếu máu có liên quan đến thận.

- Cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, mất tập trung: Khi thận yếu dẫn đến tình trạng thiếu máu thì não sẽ không được cung cấp đủ oxy. Dễ hiểu là bạn sẽ gặp cảm giác hoa mắt, chóng mặt và không thể tập trung.

Điều này còn dẫn đến cảm giác ớn lạnh cho dù bạn có đang ở trong một môi trường ấm áp.

- Cảm thấy hơi thở nông: Người bị thận có thể gặp cảm giác hơi thở của mình nông, không sâu, như bị hụt hơi. Nguyên nhân là do chất lỏng dư thừa trong cơ thể tích tụ lại trong 2 lá phổi, cộng với thiếu máu sinh ra chứng thở nông.

3. Cách phòng tránh bệnh thận:

- Uống đủ nước: Mỗi ngày bạn nên uống từ 1,5 - 2 lít nước đảm bảo cung cấp đủ nước cho thận làm việc tốt.

- Hạn chế dùng muối vì muối gây hại thận và là một trong những nguyên nhân tăng huyết áp.

- Không hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm cho bệnh thận tiến triển nhanh hơn.

- Không dùng thuốc bừa bãi: Khi dùng thuốc cần có sự hướng dẫn và kê đơn của bác sỹ vì có rất nhiều thuốc gây hại cho thận.

- Không lạm dụng thuốc nhuận tràng và thuốc lợi tiểu.

- Có chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng để tránh bị tăng trọng lượng và thừa cholesterol.

= Mỗi ngày 1 phút giải độc thận bạn không nên bỏ qua

Giải độc thận chính là làm sạch các chất cặn bã bám bẩn trong thận, giúp các đơn vị cầu thận hoạt động tốt hơn.

… Những cách thanh lọc thận đơn giản:

a. Bấm huyệt giải độc thận:

BS. Nogier, trong quyển “Acupuncture by Acupressure” xuất bản tại New York, Mỹ năm 1978 hướng dẫn một phương pháp rất đơn giản để kiểm tra thận có bị nhiễm độc hay không như sau:

Dùng ngón cái của tay phải ấn vào huyệt thái khê (vùng giữa đỉnh cao nhất của mắt cá chân trong và gân gót). Nếu ấn vào thấy đau tức là chức năng thận không được tốt, càng đau nhiều chức năng giải độc của thận càng kém.

ThaiKhe.png

Cách giải quyết: Dùng ngón tay day trên huyệt thái khê khoảng 1 phút, ngày 2 lần vào sáng lúc ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.

Duy trì day huyệt thái khê đều đặn trong thời gian dài sẽ thấy sự tiến bộ rõ rệt của chức năng thận, biểu hiện: Đi tiểu tốt, không bị đau lưng, mỏi gối, ngủ ngon hơn, khả năng sinh hoạt tình dục tốt hơn...

b. Giải độc thận bằng giấm táo:

Giấm táo là loại giấm có giá trị rất tốt trong việc giúp thanh lọc, giải độc thận. Trong quá trình lên men, giấm táo sản sinh ra acid acetic - một loại acid giúp lau sạch những mảng bám bẩn gây tắc nghẽn ống thận.

Khi dùng giấm táo để thanh lọc thận, không nên uống trực tiếp mà nên dùng 1,2 thìa nhỏ cho vào những món ăn phù hợp. Duy trì tần suất ngày 3 lần để có tác dụng thanh lọc tốt nhất.

c. Giải độc thận bằng chanh:

Chanh là loại thực phẩm tốt nhất trong việc thanh lọc giải độc cơ thể. Những hàm lượng dinh dưỡng trong chanh như vitamin C, chất flavonoit - chất chống oxy hóa... có thể giúp làm sạch gan, thận, bàng quang, hệ tiêu hóa và phổi.

Mỗi ngày một cốc nước chanh vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy và chưa ăn sáng là cách mà bạn có thể áp dụng để thanh lọc cơ thể. Có thể thêm 1,2 thìa mật ong nhỏ cũng rất tốt.

Chú ý nên pha nước chanh với nước ở nhiệt độ thường, vì nếu pha bằng nước nóng sẽ làm mất hết chất dinh dưỡng ở trong chanh.

Theo soha.vn

= Bệnh nang thận có nguy hiểm?

Hiện nay, kỹ thuật siêu âm phát triển rộng rãi nên ngày càng có nhiều người tầm soát sức khỏe bằng kỹ thuật này. Nang thận là một trong những bệnh được phát hiện qua siêu âm.

1/ Vì sao bị bệnh này?

Thận được cấu tạo bởi khoảng 1 triệu đơn vị thận để bài tiết nước tiểu. Mỗi đơn vị thận đều có nhiệm vụ lọc, tái hấp thu và bài tiết nước tiểu vào một hồ chứa chung là bể thận.

Từ bể thận nước tiểu sẽ chảy theo niệu quản xuống bàng quang để khi buồn đi tiểu, nước tiểu được bài xuất ra ngoài. Nếu vì một lí do nào đó một đơn vị thận bị tắc (ví dụ như: viêm, bị sỏi, bị xơ, bẩm sinh…) thì nước tiểu bị ứ lại hình thành nên một túi chứa nước gọi là “nang thận”. Tuy nhiên, lượng nước không được đưa ra ngoài sẽ tái hấp thu lại một phần, chính vì thế mà thời gian nang thận gia tăng kích thước là rất lâu.

2/ Các loại nang thận

Có ba loại nang thận: nang thận đơn độc, thận nhiều nang (từ hai nang trở lên) và thận đa nang.

2.1. Nang thận đơn độc: là bệnh thường gặp, chiếm tỉ lệ 1/3 bệnh nhân trên 50 tuổi, nguyên nhân như trình bày ở trên. Loại nang thận đơn độc không biến chứng, triệu chứng rất “nghèo nàn”. Những nang nhỏ thường không gây biểu hiện gì. Nang lớn hơn có thể gây đau ê ẩm bên hông lưng có chứa nang thận.

Nang thận đơn độc được phát hiện dễ dàng qua siêu âm hoặc CT-Scan, đặc biệt phương pháp CT-Scan giúp tầm soát chính xác cao. Nếu nang nhỏ (dưới 6cm), không biến chứng thì không cần can thiệp. Nang thận có kích thước lớn (hơn 6cm) nên mổ vì nó gây đè ép chủ mô thận, dần dần ảnh hưởng đến chức năng thận.

Đối với những nang nhỏ hơn nhưng gây biến chứng nhiễm trùng nang, xuất huyết trong nang gây đau nhiều mà qua điều trị nội khoa không đỡ, tái phát nhiều lần nên xét đến can thiệp ngoại khoa.

2.2. Thận nhiều nang: tương tự như nang thận đơn độc nhưng do tắc nghẽn nhiều đơn vị thận.

Điều trị nang thận đơn độc và thận nhiều nang có nhiều phương pháp như:

- Chọc hút nang thận và bơm chất làm xơ hóa dưới hướng dẫn của siêu âm. Phương pháp này có tỷ lệ tái phát cao (trên 70% sau 3 tháng).

- Mổ hở cắt chóp nang: Phương pháp này gây đau nhiều, thời gian nằm viện dài, có sẹo mổ, bệnh nhân hồi phục sức khỏe chậm.

- Phẫu thuật nội soi cắt chóp nang: Đây là lọai phẫu thuật có nhiều ưu điểm: số ngày nằm viện ngắn, vết mổ nhỏ, ít đau, người bệnh hồi phục sức khỏe nhanh. Hiện nay phương pháp này được xem là phẫu thuật an toàn và hiệu quả nhất.

2.3. Thận đa nang: thường do di truyền, cần được theo dõi mỗi 6 tháng siêu âm một lần. Nếu chúng gây đau, nhiễm trùng thì phải có sự can thiệp của các bác sĩ chuyên khoa niệu. Nang lớn hơn 6cm thì phải mổ vì nó sẽ đè ép các đơn vị thận bên cạnh làm cho những đơn vị này không “làm việc” được.

Biến chứng của nang thận có thể dẫn đến nang nhiễm trùng, tụ mủ; sỏi trong nang; nang hóa ác; nang quá to gây chèn ép hay vỡ nang.

Về dự phòng: không có dự phòng đặc hiệu cho bệnh nang thận. Do đó, khi phát hiện bị nang thận, người bệnh không nên quá lo lắng, vì tùy theo kết luận của bác sĩ siêu âm là biết được nang thận loại nào. Nếu nang đơn độc, kích thước nhỏ, không đáng lo, trung bình khoảng 6 tháng đi kiểm tra lại một lần, uống nhiều nước (khoảng 2 lít/ngày), nghỉ ngơi hợp lý, kiêng rượu bia, thuốc lá.

ThS.BS. Nguyễn Thị Bích Ngọc - Giảng viên Trung tâm Đào tạo Bác sĩ gia đình - Đại học Y Dược TP.HCM - Theo PNO

= Bệnh thận mạn tính nguyên nhân

1/ Các dấu hiệu mắc bệnh

Chronic Kidney Disease là thuật ngữ chuyên môn nói về căn bệnh suy thận mạn tính, có dấu hiệu như ăn không ngon, mệt mỏi bất thường, thiếu sinh khí, đi tiểu nhiều, uống nước nhiều, tiểu khó, tiểu đục, tiểu ra máu, đau bụng, đau dọc những vùng thắt lưng, huyết áp cao hay bị chuột rút. Nguyên nhân là do thận không làm được chức năng vốn có, nhất là chức năng lọc các chất thải của máu và điều tiết quá trình lưu thông dòng máu. Theo nghiên cứu thì thận làm việc rất cần mẫn, ngay cả khi còn một quả hoặc bị tổn thương nó vẫn làm việc, điều này có ý nghĩa là quá trình mắc bệnh là quá trình âm ỉ và chậm chạp, bởi vậy nếu không khám định kì thì rất khó có thể biết được bệnh. Ngoài ra còn có các dấu hiệu khác như đầu gối sưng, tay chân đau do tích nước, khó thở, đau da, buồn nôn và suy giảm sức khoẻ tình dục.

2/ Nguyên nhân

Do mắc bệnh tiểu đường: Tiểu đường là căn bệnh cơ thể không sản xuất đủ in-su-lin (ở dạng tuýp 1) hoặc không sử dụng hiệu quả in-su-lin (tuýp 2). Cơ thể cần in-su-lin để bẻ gãy glu-cô (đường) có trong máu phục vụ cho việc sản xuất carbohydrate nhằm cung cấp năng lượng cho sự hoạt động của cơ thể. Nếu không được điều trị sẽ có quá nhiều đường trong máu. Theo tính toán có khoảng 20-40% người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 sẽ phát triển bệnh thận vào tuổi 50. bệnh thận rất ít khi xảy ra trong 10 năm đầu và chỉ xuất hiện trong vòng 15-20 năm sau khi mắc bệnh, tuy nhiên nếu điều trị tốt sẽ giảm nguy cơ gây biến chứng.

Bệnh huyết áp cao: Trường hợp mắc bệnh cao huyết áp cao sẽ gây ảnh hướng đến sức khoẻ các bộ phận khác trong cơ thể, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Cho đến nay có đến 90% số ca mắc bệnh cao huyết áp là không rõ nguyên nhân nhưng nó lại có liên quan đến lối sống ăn uống và sinh hoạt. Huyết áp cao gây phá huỷ các thành mạch máu trong thận, làm cho chức năng lọc máu của thận suy giảm nghiêm trọng.

Các nguyên nhân khác: Như nhiễm trùng đường niệu, bệnh về mạch máu, tuỳ tiện dùng thuốc chống viêm nhiễm cũng gây ảnh hưởng đến chắc năng lọc thận, hệ thống miễn dịch bị mắc bệnh và thay vì bảo vệ thận nó chống lại thận và coi thận như là một bệnh ngoại lai. Bị sốt rét và bệnh sốt vàng, sử dụng quá nhiều thuốc chữa bệnh, nhất là nhóm thuốc chống viêm nhiễm (NSAID) như Aspirin, lbuprofen, thuốc kích thích, phơi ra môi trường và mắc bệnh sỏi thận.

3/ Chẩn đoán

Để chuẩn đoán người ta thường áp dụng một số cách như thử máu, thử nước tiểu, quét thận và sinh thiết thận. Một trong những phương pháp có hiệu quả nhất trong chuẩn đoán là đánh giá mức độ lọc glomeuralar của thận, gọi tắt là GFR. GFR được đánh giá bằng mức độ mi-li-lít của các sản phẩm phụ mà thận có thể lọc được trong vòng 1 phút. Người khoẻ mạnh, một phút thận có thể lọc được 90ml. Mức độ mắc bệnh thận có thể được phân thành 5 giai đoạn: Giai đoạn 1 có mức GFR trung bình nhưng bắt đầu có dấu hiệu tiềm mắc bệnh; Giai đoạn 2 GFR nhỏ hơn 90; Giai đoạn 3 GFR nhỏ hơn 60; Giai đoạn 4 nhỏ hơn 30 và giai đoạn 5 GFR nhỏ hơn 15 và đây là giai đoạn được xem là bệnh nặng. Thông thường khi ở giai đoạn 2 là lúc được xem là có dấu hiệu nghiêm trọng, nếu đến giai đoạn 4 mới phát hiện là quá muộn.

4/ Điều trị

Điều trị bệnh thiếu máu: có thể truyền máu, bổ sung thêm sắt vì sắt rất cần cho việc sản xuất các tế bào máu đỏ, có thể dùng thuốc dạng viên hay tiêm.

Cân bằng phốt-phát: Khi mắc bệnh, hàm lượng phốt -phát sẽ tích lại trong cơ thể do thận không làm được chức năng đào thải lượng phốt-phát dư. Những người mắc bệnh thận nên tư vấn, hạn chế ăn thịt đỏ, sữa, trứng, cá hoặc dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ.

Bổ sung Vi-ta-min D: Đại bộ phận những người mắc bệnh thận đều có hàm lượng vi-ta-min D thấp, đây là khoáng chất rất cần cho xương. Lí do thận lại rất cần đến dưỡng chất này để hoạt hoá vi-ta-min D mà cơ thể thu được qua ăn uống hoặc từ ánh mặt trời. Nên bổ sung alfacalcidol hoặc calcitriol để tăng khả năng hấp thụ vi-ta-min D và giảm rủi ro phá huỷ xương.

Bệnh huyết áp cao: thường những người mắc bệnh thận lại kiêm cả cao huyết áp vì vậy phải điều trị song song cả hai bệnh này, đặc biệt là dùng các chất ức chế ACE.

Hạn chế dùng thực phẩm chứa nước khi bị bệnh thận không khả năng khử được nước cho cơ thể nên hạn chế dùng nước, nên sử dụng đồ ăn khô và dùng thuốc lợi tiểu để thải nhanh lượng nước dư thừa của cơ thể.

Phương án dùng thuốc: Nên khám và điều trị theo khuyến cáo của bác sĩ như dùng thuốc antihistamines (thuốc chống viêm nhiễm) để giảm đau, thuốc antinetics (thuốc chống ốm đau) để giảm chất độc tích tụ trong cơ thể do thận bị suy.

Giải pháp chạy thận hoặc cấy ghép thận: Chỉ áp dụng cho những người thận đã bị hỏng vẫn đang điều trị nhưng chức năng bị tê liệt.

Phương pháp phòng tránh: Để tránh nguy cơ mắc bệnh, ngay từ khi còn trẻ mọi người cần áp dụng lối sống khoa học, ăn uống cân bằng, hợp lí và đủ chất, hạn chế thức ăn chứa nhiều a-xít như ngêu, sò, cua thức ăn chứa nhiều a-xít ô-xa-líc, hạn chế ăn muối để giảm nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao, không nên dùng hàn the, phẩm mầu để chế biến thức ăn. Nên uống nhiều nước để thận làm tốt chức năng lọc độc tố cặn bã ra ngoài (khi còn khoẻ chưa mắc bệnh) khẩu phần ăn cần chú ý đến hàm lượng cholesterol (hợp chất làm tăng huyết áp). Tăng cường ăn rau xanh, hoa quả. Ngoài ăn uống cần duy trì cuộc sống hoạt động, năng luyện tập thể dục thể thao, hạn chế nguy cơ tăng huyết áp, bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch. Mỗi ngày nên duy trì 30 phút luyện tập thể thao sẽ đem lại hiệu quả tốt cho sức khoẻ, có thể chạy bộ, đi bộ hoặc chơi những môn thể thao mà bản thân ưa thích.

Khắc Nam(Theo MD-11/2008)

= Nếu bạn gặp 1 trong 8 dấu hiệu sau phải đi khám ngay kẻo chạy thận cả đời

Nếu một ngày nào đó thận bị tổn thương là lúc sức khỏe của bạn đang bị de dọa, cực kỳ nguy hiểm cho tính mạng. Dưới đây là một số triệu chứng cho thấy thận bạn đang bị hỏng nặng, cần phải chữa trị kịp thời nếu không sẽ gây nguy hiểm rất lớn cho tính mạng:

1. Sưng mặt

Một ngày nào đó khi ngủ dậy, bỗng dưng bạn thấy khuôn mặt sưng bất thường, kéo theo các vị trí các như khớp gối, bàn chân đều phù nề, tiểu rất ít đó là dấu hiệu bạn đang bị suy thận. Cần nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám gấp, nếu kéo dài sẽ thành mãn tính và nguy hiểm đến tính mạng.

Thận loại bỏ các chất thải ra khỏi máu. Khi thận bị suy, sự tích tụ của các chất thải này trong máu của bạn có thể gây ra những trận ngứa ở mức độ nặng. Rất nhiều người nhầm lẫn với mề đay, dị ứng nên chỉ dùng các sản phẩm trị ngứa da mà không ngờ rằng thận đang bị suy rất nặng. Do đó khi phát hiện những thay đổi bất thường trên da, cần phải đi khám và làm các xét nghiệm lâm sàng để có sự điều trị tốt nhất.

2. Thường xuyên đi tiểu vào ban đêm. Thường xuyên thức dậy đi tiểu vào ban đêm, rất muốn tiểu nhưng không thể tiểu hết được. Đôi khi tiểu rắt, tiểu buốt, nước bọt màu hồng đó cũng là lúc bạn cần phải đi kiểm tra thận ngay.

3. Cơ thể thường xuyên mệt mỏi. Những quả thận khỏe mạnh tạo ra một hormone gọi là erythropoietin, hormone này thông báo cho cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mang oxy.

Khi thận bị hỏng (suy), chúng tạo ra ít erythropoietin hơn. Do vậy cơ thể bạn có ít các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy hơn, nên các cơ và đầu óc của bạn mệt đi nhanh chóng. Tình trạng này được gọi là thiếu máu. Và bệnh này có thể điều trị được.

4. Khó thở. Sự khó thở của bạn có thể có liên quan tới thận theo 2 cách sau, thứ nhất đó là chất lỏng dư thừa trong cơ thể của bạn tích tụ trong hai lá phổi. Và thứ hai, chứng thiếu máu (sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy) có thể khiến cơ thể bạn đói oxy và sinh ra chứng thở nông.

5. Vị kim loại trong miệng - Hơi thở có mùi khó chịu. Sự tích tụ của các chất thải trong máu (được gọi là chứng urê huyết) có thể khiến thức ăn có vị khác đi và khiến hơi thở có mùi. Bạn cũng có thể để ý thấy rằng bạn không thích ăn thịt nữa, hay bạn giảm cân bởi vì bạn cảm thấy không thích ăn.

6. Đau phần lưng cạnh sườn. Khi phát hiện thường xuyên đau ở phần lưng, phần chân cạnh sườn rất có thể là do thận bị ảnh hưởng. Bệnh thận đa nang, có thể khiến các nang trong thận chứa đầy chất lỏng và to lên, và đôi khi thì gan, cũng có thể gây đau.

7. Hoa mắt, chóng mặt. Thiếu máu liên quan đến suy thận nghĩa là não của bạn sẽ không được cung cấp đủ oxy nữa. Điều này có thể dẫn tới các vấn đề về trí nhớ, gây ra sự mất tập trung, hoa mắt và chóng mặt.

8. Buồn nôn và nôn. Sự tích tụ dữ dội của các chất thải trong máu (chứng ure huyết) cũng có thể gây nên tình trạng buồn nôn và nôn. Chán ăn có thể dẫn tới sút cân. Do đó để bảo vệ thận, bạn phải cần chú ý đến vấn đề dinh dưỡng, lựa chọn những loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa để thận làm việc được tốt hơn.

= Làm sạch thận của bạn một cách tự nhiên

1. Trà gừng

Gừng là một loại gia vị có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Gừng giúp loại bỏ các gốc tự do và giảm viêm liên quan đến bệnh thận. Để làm trà gừng, bạn hãy nướng gừng chưa gọt vỏ rồi cho vào nước nóng, đậy nắp trong 5 phút rồi mang ra thưởng thức. Nếu cần ngọt, bạn nên cho một chút mật ong chứ đừng nên cho đường. Trà gừng sẽ giúp làm dịu cơn ho, làm dịu dạ dày khó chịu (có thể với người đang ốm nghén). Nó cũng có công dụng làm giảm mức cholesterol và chống nhiễm trùng.

2. Nước chanh

Công dụng làm sạch gan và giảm chất béo của chanh đã nổi tiếng từ lâu, nhưng bạn có biết loại quả thông dụng này còn tốt cho cả thận? Nước chanh và cam có chứa citrate giúp loại bỏ canxi gây sỏi, do đó ngăn ngừa sự phát triển của bệnh sỏi thận. Bạn nên tự vắt chanh tại nhà vì nước đóng hộp sẽ chứa rất nhiều đường, quá trình thanh trùng cũng làm mất hết các chất dinh dưỡng.

3. Nước ép nam việt quất

Nước ép nam việt quất là một thức uống hiệu quả đối với người bị nhiễm trùng bàng quang. Vì được lọc qua thận trước tiên, nước ép nam việt quất sẽ giúp thận khỏe mạnh. Nhiễm trùng bàng quang và đường tiết niệu gây ra nhiều cảm giác khó chịu, đau đớn, thậm chí gây tử vong. Nước ép nam việt quất cũng có thể ngăn ngừa sỏi thận. Bạn nên tự làm nước ép ở nhà, pha loãng với nước (vì kết cấu nam việt quất khá đặc), không nên mua đồ đóng hộp hoặc pha chế thành cocktail.

4. Trà nghệ

Củ nghệ có khả năng kháng viêm rất tốt bởi nó có chứa chất curcumin cung cấp các đặc tính chống viêm. Nó cũng có lợi cho việc chống lại bệnh thận và nguy cơ mắc sỏi thận. Bạn có thể cho nghệ vào các món ăn trong ngày như cà ri, món hầm, món nướng… Nếu muốn pha trà, bạn hãy cho một muỗng cà phê bột nghệ vào nước sôi, đun nhỏ lửa trong 10 phút, thêm một chút nước chanh (và một nhúm hạt tiêu đen) rồi thưởng thức.

Tuy nhiên, dùng nghệ quá liều sẽ gây ảnh hưởng ngược cho sức khỏe của bạn. Muốn biết chính xác mình có thể dùng lượng nghệ bao nhiêu để không “lợi bất cập hại”, hay mình có thuộc nhóm bị khuyến cáo không dùng nghệ hay không, bạn cần đi khám và làm theo lời khuyên của bác sĩ.

Minh Minh

= Người có thận yếu thường xuyên bị “bốc mùi” ở 3 chỗ

Chúng ta đều biết thận tuy có số lượng nhiều hơn các cơ quan khác nhưng lại đang phải chịu sức ép rất lớn. Một trong những vai trò cơ bản nhất của nó đối với sức khỏe con người là lọc máu, từ đó đào thải các chất độc hại trong cơ thể ra ngoài.

Ngoài ra, thận còn có thể giải phóng hormone điều hòa huyết áp và tham gia vào nhiều chức năng sinh lý của toàn bộ cơ thể. Vì thế, bạn cần quan tâm nhiều đến các dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe ở thận để bảo vệ chúng và nhằm tránh nguy cơ mắc các bệnh nặng hơn. Người có thận kém sẽ thường xuyên bị “bốc mùi” ở 3 bộ phận sau đây, nếu mắc phải thì bạn nên chú ý ngay.

1. Tóc có mùi

Nhiều người sẽ thắc mắc rằng giữa tóc và thận có liên quan gì với nhau. Tuy nhiên theo y học Trung Quốc, chúng lại có liên quan mật thiết vì khi thận có vấn đề thì tóc sẽ có những biểu hiện bất thường như tóc có mùi hôi, nhiều dầu và rơi rụng liên tục (trên 100 sợi). Suy giảm chức năng ở thận khiến cơ thể bị trì trệ, lượng máu tuần hoàn nuôi dưỡng tóc cũng ít hơn, vì vậy mà chân tóc ngày càng suy yếu.

Để ngăn ngừa tình trạng trên, bạn nên uống nước, ăn các loại thực phẩm giải độc thận và bổ sung thêm các thực phẩm giàu dinh dưỡng khác cho tóc.

2. Nước tiểu bốc mùi hôi

Khi thận hoạt động hiệu quả thì nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt và không có mùi hăng. Thế nhưng, nếu nước tiểu của bạn có mùi nồng và gây khó chịu, bạn đang gặp phải các vấn đề về thận. Đó là vì các độc tố tích tụ trong thời gian dài ở hệ tiết niệu mà không được sàng lọc trước.

Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý hơn nếu thấy nước tiểu có màu đỏ. Thận khỏe mạnh thường giữ các tế bào máu và lọc các chất thải từ máu để tạo nước tiểu, nhưng khi các bộ lọc của thận bị hư hỏng, các tế bào máu này bắt đầu "rò rỉ" ra nước tiểu.

Do đó, bạn nên chăm chỉ uống nước và tuyệt đối không được nhịn tiểu để giúp thận loại bỏ độc tố ra ngoài hiệu quả hơn.

3. Hôi miệng

Miệng có mùi là hiện tượng hết sức bình thường, đặc biệt sau khi thức dậy vào buổi sáng. Nhưng nếu miệng bạn thường xuyên có mùi hôi thì cần chú ý, rất có thể thận của bạn đang có vấn đề.

Cụ thể khi thận hoạt động kém hiệu quả sẽ dẫn đến rối loạn các chức năng sinh lý, ảnh hưởng đến quá trình thải độc và trao đổi chất trong cơ thể, từ đó gây áp lực đến gan và khiến độc tố theo máu tuần hoàn khắp nơi. Không những thế, nếu chứng hôi miệng kéo dài quá lâu mà không thay đổi, tình trạng suy yếu của thận đang ngày càng trầm trọng hơn.

Source (Nguồn): Sohu, Kidney.