UBND THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT

NHÓM TOÁN THCS

KẾ HOẠCH DẠY HỌC NĂM HỌC 2023 - 2024

MÔN TOÁN LỚP 7

  1. Phân phối chương trình:

 

SỐ VÀ ĐẠI SỐ

HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG

MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT

HỌC KÌ 1 (72 TIẾT)

30

30

12

HỌC KÌ 2 (68 TIẾT)

30

30

8

CẢ NĂM (140 TIẾT)

60

60

20

HỌC KỲ I

STT

Bài học

Số tiết

Yêu cầu cần đạt

PHẦN SỐ VÀ ĐẠI SỐ

CHƯƠNG 1. SỐ HỮU TỈ (19 TIẾT)

1

Bài 1: Tập hợp các số hữu tỉ

 2

(1;2)

- Nhận biết được số hữu tỉ và lấy được ví dụ về số hữu tỉ.

- Nhận biết được tập hợp các số hữu tỉ.

- Biểu diễn được số hữu tỉ trên trục số.

- Nhận biết được số đối của một số hữu tỉ.

- Nhận biết được thứ tự trong tập hợp các số hữu tỉ. So sánh dược hai số hữu tỉ.

2

Bài 2: Các phép tính với số hữu tỉ

4

(3;4;5;6)

- Thực hiện được các phép tính cộng, trừ, nhân, chia trong tập hợp số hữu tỉ.

- Vận dụng được các tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng và phép nhân, tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng trong tính toán.

- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với các phép tính về số hữu tỉ (ví dụ: các bài toán liên quan đến chuyển động trong Vật lý, trong đo đạc, …)

3

Bài 3: Lũy thừa của một số hữu tỉ

3

(7;8;9)

- Mô tả được phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên của một số hữu tỉ và một số tính chất của phép tính đó (tích và thương của hai lũy thừa cùng cơ số, lũy thừa của lũy thừa)

- Vận dụng được phép tính lũy thừa của số hữu tỉ trong tính toán và giải quyết một số vấn đến thực tiễn.

4

Bài 4: Quy tắc dấu ngoặc. Quy tắc chuyển vế.

4

(10;11;

12;13)

- Mô tả được thứ tự thực hiện các phép tính, quy tắc dấu ngoặc, quy tắc chuyển vế trong tập hợp số hữu tỉ.

- Vận dụng thứ tự thực hiện các phép tính, quy tắc dấu ngoặc, quy tắc chuyển vế trong tập hợp số hữu tỉ để tính toán.

5

Bài tập cuối chương 1

1

(14)

- Hệ thống và củng cố các kiến thức đã học trong chương 1.

6

Ôn tập giữa HKI

3

(15;16;17)

- Hệ thống và củng cố các kiến thức đã học trong chương 1.

7

Kiểm tra giữa HKI

1

(18)

- Đánh giá sự tiếp thu kiến thức của học sinh trong chương 1.

8

Bài 5: Hoạt động thực hành và trải nghiệm

1

(19)

- Vận dụng kiến thức về số hữu tỉ vào trong tình huống thực tế (tính tiền điện và thuế giá trị gia tăng với các trường hợp đơn giản)

CHƯƠNG 2. SỐ THỰC (11 TIẾT)

9

Bài 1: Số vô tỉ. Căn bậc hai số học

2

(20;21)

- Nhận biết được số thập phân hữu hạn và số thập phân vô hạn tuần hoàn.

- Nhận biết được số vô tỉ. Nhận biết được khái niệm căn bậc hai số học của một số không âm.

- Tính được giá trị căn bậc hai số học của một số nguyên dương bằng bảng bình phương các số nguyên từ 1 đến 10.

- Tính được giá trị (đúng hoặc gần đúng) căn bậc hai số học của một số nguyên dương bằng máy tính cầm tay

10

Bài 2: Số thực. Giá trị tuyệt đối của một số thực

2

(22;23)

- Nhận biết được số thực và tập hợp các số thực.

- Nhận biết được thứ tự trong tập hợp các số thực.

- Nhận biết được trục số thực và biểu diễn được số thực trên trục số trong trường hợp thuận lợi.

- Nhận biết được sổ đối của một số thực.

- Nhận biết được giá trị tuyệt đối của một số thực.

11

Bài 3: Làm tròn và ước lượng kết quả.

2

(24;25)

- Nhận biết được ý nghĩa của việc ước lượng và làm tròn số.

- Thực hiện được quy tròn số thập phân.

- Thực hiện được ước lượng và làm tròn số căn cứ vào độ chính xác cho trước. Biết sử dụng máy tính cầm tay để ước lượng và làm tròn số.

12

Bài tập cuối chương 2

1

(26)

- Hệ thống và củng cố các kiến thức đã học trong chương 2.

13

Ôn tập cuối HKI

2

(27;28)

- Hệ thống và củng cố các kiến thức đã học trong chương 1 và chương 2 Đại số.

14

Kiểm tra cuối HKI

1

(29)

- Đánh giá sự tiếp thu kiến thức của học sinh trong chương 1 và chương 2 Đại số.

15

Bài 4: Hoạt động thực hành và trải nghiệm

1

(30)

- Vận dụng kiến thức về số thập phân và lầm tròn số vào thực tiễn

- Phát triển nămg lực tính toán và làm tròn số của học sinh.

PHẦN HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG

HÌNH HỌC TRỰC QUAN

CHƯƠNG 3. CÁC HÌNH KHỐI TRONG THỰC TIỄN (11 tiết)

16

Bài 1: Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương

2

(1;2)

- Mô tả được một số yếu tố cơ bản (đỉnh, cạnh, góc, đường chéo) của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

17

Bài 2: Diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương

2

(3;4)

- Tính được thế tích, diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với việc tính thể tích, diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật, hình lập phương (ví dụ: tính thể tích hoặc diện tích xung quanh của một số đồ vật quen thuộc có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

18

Bài 3: Hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác

2

(5;6)

- Mô tả được hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác (ví dụ: hai mặt đáy là song song; các mặt bên đều là hình chữ nhật) và tạo lập được hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác.

19

Bài 4: Diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác

3

(7;8;9)

- Tính được diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác và hình lăng trụ đứng tứ giác.

- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với việc tính thể tích, diện tích xung quanh của một hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác (ví dụ: tính thể tích hoặc diện tích xung quanh của một số đồ vật quen thuộc có dạng lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác, …)

20

Bài 5: Hoạt động thực hành và trải nghiệm

1

(10)

- Tính diện tích bề mặt và thể tích của một số hình trong thực tiễn.

- Biết cách ước lượng rồi so sánh với số đo thực tế.

21

Bài tập cuối chương 3

1

(11)

- Hệ thống và củng cố các kiến thức đã học trong chương 3.

HÌNH HỌC PHẲNG

CHƯƠNG 4. GÓC VÀ ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG (19 TIẾT)

22

Bài 1: Các góc ở vị trí đặc biệt

3

(12;13;14)

- Nhận biết được các góc ở vị trí đặc biệt (hai góc kề bù, hai góc đối đỉnh).

- Nhận biết được hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.

- Nhận biết được hai đường thẳng vuông góc

23

Ôn tập giữa HKI

2

(15;16)

- Củng cố các kiến thức ở chương 3 và một phần chương 4 Hình học.

24

Kiểm tra giữa HKI

1

(17)

- Kiểm tra mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh ở chương 3 và một phần chương 4 Hình học.

25

Bài 2: Tia phân giác

2

(18;19)

- Nhận biết được tia phân giác của một góc.

- Vẽ được cách vẽ tia phân giác của một góc bằng dụng cụ học tập.

26

Bài 3: Hai đường thẳng song song

4

(20;21;22;23)

- Mô tả được dấu hiệu song song của hai đường thẳng thông qua cặp góc đồng vị, cặp góc so le trong.

- Nhận biết được tiên đề Euclid về đường thẳng song song.

- Mô tả được một số tính chất của hai đường thẳng song song.

27

Bài 4: Định lí và chứng minh định lí

2

(24;25)

- Nhận biết được thế nào là một định lí.

- Phân biệt được khán giả thiết và phần kết luận trong một định lí.

- Nhận biết được thế nào là chứng minh một định lí.

28

Bài tập cuối chương 4

1

(26)

- Hệ thống và củng cố các kiến thức đã học trong chương 4.

29

Ôn tập cuối HKI

1

(27)

- Củng cố các kiến thức ở chương 3 và chương 4 Hình học.

30

Kiểm tra cuối HKI

1

(28)

- Kiểm tra mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh ở chương 3 và chương 4 Hình học.

31

Bài 5: Hoạt động thực hành và trải nghiệm

2

(29;30)

- Luyện tập kỹ năng vẽ góc, đo góc, vẽ hai đường thẳng song song bằng phần mềm GeoGebra.

- Ôn tập tính chất về góc tạo bởi đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thông qua đo đạc.

PHẦN MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT

CHƯƠNG 5. MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ (12 tiết)

32

Bài 1: Thu thập và phân loại dữ liệu

2

(1;2)

- Thực hiện và lý giải được việc thu thập, phân loại dữ liệu theo các tiêu chi cho trước từ nhiều nguồn khác nhau trong thực tiễn.

- Giải thích được được tính hợp lý của dữ liệu theo các tiêu chí toán học đơn giản (ví dụ: tính hợp lý, tính đại diện của một kết luận trong phỏng vấn, tính hợp lý của các quảng cáo, …)

33

Bài 2: Biểu đồ hình quạt tròn

3

(3;4;5;6)

- Nhận biết được ý nghĩa và công dụng của biểu đồ hình quạt tròn.

- Đọc và mô tả thành thạo các dữ liệu trong biểu đồ hình quạt tròn.

- Lựa chọn và biểu diễn được dữ liệu vào biểu đồ hình quạt tròn.

- Biết phân tích và xử lý dữ liệu trên biểu đồ hình quạt tròn.

- Giải quyết được những vấn đề đơn giản liên quan đến các số liệu thu được ở dạng biểu đồ hình quạt tròn (cho sẵn).

- Nhận biết được mối liên hệ giữa thống kê với những kiến thức trong các môn học khác trong Chương trình lớp 7 và trong thực tiễn.

34

Bài 3: Biểu đồ đoạn thẳng

4

(7;8;9;10)

- Nhận biết được ý nghĩa và công dụng của biểu đồ đoạn thẳng.

- Đọc và mô tà thành thạo các dữ liệu ở dạng biếu đó đoạn thẳng.

- Lựa chọn và biểu diễn được dữ liệu vào biểu đồ đoạn thẳng.

- Biết phân tích và xử lý dữ liệu trên biểu đồ đoạn thẳng.

- Giải quyết được những vấn đề đơn giản liên quan đến các số liệu thu được ở dạng biểu đồ đoạn thẳng.

- Nhận biết được mối liên hệ giữa thống kê với những kiến thức trong các môn học khác trong Chương trình lớp 7 và trong thực tiễn.

- Nhận biết được những dạng biểu diễn khác nhau cho một tập dữ liệu.

35

Ôn tập cuối HKI

1

(11)

- Củng cố kiến thức trong chương 5.

36

Bài 4: Hoạt động thực hành và trải nghiệm

1

(12)

- Vận dụng kiến thức thống kê vào việc thu thập, phân loại và biểu diễn dữ liệu trong các tình huống thực tiễn.

- Nhận ra được vấn đề hoặc quy luật đơn giản dựa trên phân tích các số liệu thu được ở dạng biểu đồ hình quạt tròn, biểu đồ đoạn thẳng.

HỌC KỲ II

STT

Bài học

Số tiết

Yêu cầu cần đạt

PHẦN SỐ VÀ ĐẠI SỐ

CHƯƠNG 6. CÁC ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ (12 tiết)

1

Bài 1: Tỉ lệ thức. Dãy tỉ số bằng nhau

4

(31; 32;33;34)

- Nhận biết được tỉ lệ thức và các tính chất của tỉ lệ thức.

- Vận dụng được tính chất của tỉ lệ thức trong giải toán.

- Nhận biết được dãy tỉ số bằng nhau.

- Vận dụng được tính chất của dãy tỉ số bằng nhau trong giải toán (ví dụ: chia một số thành các phần tỉ lệ với các số cho trước, …)

2

Bài 2: Đại lượng tỉ lệ thuận

3

(35;36;37)

- Nhận biết được các đại lượng tỉ lệ thuận.

- Nhận biết được các tính chất cơ bản của các đại lượng tỉ lệ thuận.

- Giải được một số bài toán đơn giản về đại lượng tỉ lệ thuận. (ví dụ: bài toán về tổng sản phẩm thu được và năng suất lao động, …)

3

Bài 3: Đại lượng tỉ lệ nghịch

3

(38;39;40)

- Nhận biết được các đại lượng tỉ lệ nghịch.

- Nhận biết được các tính chất cơ bản của đại lượng tỉ lệ nghịch.

- Giải được một số bài toán đơn giản về đại lượng tỉ lệ nghịch (ví dụ: bài toán về thời gian hoàn thành kế hoạch và năng suất lao động, …)

4

Bài 4: Hoạt động thực hành và trải nghiệm

1

(41)

- Vận dụng kiến thức các đại lượng tỉ lệ để nhận biết các đại lượng tỉ lệ thuận và tỉ lệ nghịch trong thực tế.

- Ôn tập và củng cố các tính chất cơ bản của các đại lượng tỉ lệ.

5

Bài tập cuối chương 6

1

(42)

- Hệ thống và củng cố các kiến thức đã học trong chương. 6

CHƯƠNG 7. BIỂU THỨC ĐẠI SỐ (18 tiết)

6

Bài 1: Biểu thức số. Biểu thức đại số

2

(43;44)

- Nhận biết được biểu thức số và biểu thức đại số.

- Viết được biểu thức đại số biểu diễn các đại lượng quen thuộc trong hình học hay trong đời sống.

- Tính được giá trị của một biểu thức đại số.

7

Ôn tập giữa HKII

3

(45;46;47)

- Củng cố kiến thức chương 6 và một phần chương 7.

8

Kiểm tra giữa HKII

1

(48)

- Kiểm tra mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh ở chương 6 và một phần chương 7.

9

Bài 2: Đa thức một biến

2

(49;50)

- Nhận biết được định nghĩa đa thức một biến.

- Nhận biết được cách biểu diễn đa thức một biến; xác định được bậc của đa thức một biến.

- Tính được giá trị của đa thức một biến khi biết giá trị của biến.

- Nhận biết được khái niệm nghiệm của đa thức một biến.

- Vận dụng các kiến thức trên vào một số bài toán đơn giản.

10

Bài 3: Phép cộng và phép trừ đa thức một biến

3

(51;52;53)

- Thực hiện được phép cộng và phép trừ hai đa thức một biến.

- Vận dụng được những tính chất của phép cộng, phép trừ đa thức một biến trong tính toán.

11

Bài 4: Phép nhân và phép chia đa thức một biến

3

(54;55;56)

- Thực hiện được phép nhân và phép chia các đa thức một biến.

- Vận dụng được những tính chất của phép nhân, phép chia đa thức một biến trong tính toán.

12

Bài tập cuối chương 7

1

(57)

- Hệ thống và củng cố các kiến thức đã học trong chương 7.

13

Ôn tập cuối HKII

1

(58)

- Hệ thống và củng cố các kiến thức đã học trong HKII.

14

Kiểm tra HKII

1

(59)

- Kiểm tra mức độ tiếp thu kiến thức Đại số ở HKII.

15

Ôn tập cuối năm

1

(60)

- Ôn tập kiến thức Đại số cuối năm.

PHẦN HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG

HÌNH HỌC PHẲNG

CHƯƠNG 8. TAM GIÁC (30 TIẾT)

16

Bài 1: Góc và cạnh của một tam giác

3

(31;32;33)

- Giải thích được định lí về tổng số đo các góc trong một tam giác bằng 180°.

- Nhận biết được liên hệ vé độ dài của ba cạnh trong một tam giác.

- Diễn đạt được lập luận và chứng minh hình học trong những trường hợp đơn giản (ví dụ như chứng minh được các đoạn thẳng bằng nhau, các góc bằng nhau từ các điều kiện ban đầu liên quan đến tam giác, …)

- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến ứng dụng của hình học như: đo, vẽ, tạo dựng các hình đã học.

17

Bài 2: Tam giác bằng nhau

7

(34;35;36;

37;38;39;40)

- Nhận biết được khái niệm hai tam giác bằng nhau.

- Giải thích được các trường hợp bằng nhau của hai tam giác.

- Giải thích được các trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông.

- Diễn đạt được lập luận và chứng minh hình học trong những trường hợp đơn giản (ví dụ như chứng minh được các đoạn thẳng bằng nhau, các góc bằng nhau từ các điều kiện ban đầu liên quan đến tam giác, …)

- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến ứng dụng của hình học như: đo, vẽ, tạo dựng các hình đã học.

18

Bài 3: Tam giác cân

2

(41;42)

- Mô tả được tam giác cân.

- Giải thích được tính chất của tam giác cân.

- Nhận ra các tam giác cân trong bài toán và trong thực tế.

- Diễn đạt được lập luận và chứng minh hình học trong những trường hợp đơn giản (ví dụ như chứng minh được các đoạn thẳng bằng nhau, các góc bằng nhau từ các điều kiện ban đầu liên quan đến tam giác, …)

- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến ứng dụng của hình học như: đo, vẽ, tạo dựng các hình đã học.

19

Bài 4: Đường vuông góc và đường xiên

2

(43;44)

- Nhận biết được khái niệm đường vuông góc và đường xiên.

- Nhận biết được khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng.

- Giải thích được quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên dựa trên mối quan hệ giữa cạnh và góc đối trong tam giác (đối diện với góc lớn hơn là cạnh lớn hơn và ngược lại).

- Diễn đạt được lập luận và chứng minh hình học trong những trường hợp đơn giản (ví dụ như chứng minh được các đoạn thẳng bằng nhau, các góc bằng nhau từ các điều kiện ban đầu liên quan đến tam giác, …)

- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến ứng dụng của hình học như: đo, vẽ, tạo dựng các hình đã học.

20

Bài 5: Đường trung trực của một đoạn thẳng

2

(45;46)

- Nhận biết được đường trung trực của một đoạn thẳng.

- Vẽ được đường trung trực của đoạn thẳng bằng dụng cụ học tập.

- Nhận biết được tính chất cơ bản của đường trung trực.

- Diễn đạt được lập luận và chứng minh hình học trong những trường hợp đơn giản (ví dụ như chứng minh được các đoạn thẳng bằng nhau, các góc bằng nhau từ các điều kiện ban đầu liên quan đến tam giác, …)

- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến ứng dụng của hình học như: đo, vẽ, tạo dựng các hình đã học.

21

Ôn tập giữa HKII

1

(47)

- Củng cố kiến thức hình học nửa chương 8.

22

Kiểm tra giữa HKII

1

(48)

- Kiểm tra mức độ tiếp thu kiến thức hình học nửa chương 8.

23

Bài 6. Tính chất ba đường trung trực của tam giác

2

(49;50)

- Nhận biết được các đường trung trực trong tam giác.

- Nhận biết được sự đồng quy của ba đường trung trực của tam giác

- Diễn đạt được lập luận và chứng minh hình học trong những trường hợp đơn giản (ví dụ như chứng minh được các đoạn thẳng bằng nhau, các góc bằng nhau từ các điều kiện ban đầu liên quan đến tam giác, …)

- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến ứng dụng của hình học như: đo, vẽ, tạo dựng các hình đã học.

24

Bài 7. Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác

2

(51;52)

- Nhận biết được các đường trung tuyến của tam giác.

- Nhận biết được sự đồng quy của ba đường trung tuyến tại trọng tâm của tam giác

- Diễn đạt được lập luận và chứng minh hình học trong những trường hợp đơn giản (ví dụ như chứng minh được các đoạn thẳng bằng nhau, các góc bằng nhau từ các điều kiện ban đầu liên quan đến tam giác, …)

- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến ứng dụng của hình học như: đo, vẽ, tạo dựng các hình đã học.

25

Bài 8. Tính chất ba đường cao của tam giác

1

(53)

- Nhận biết được các đường cao của tam giác.

- Nhận biết được sự đồng quy của ba đường cao tại trực tâm của tam giác

- Diễn đạt được lập luận và chứng minh hình học trong những trường hợp đơn giản (ví dụ như chứng minh được các đoạn thẳng bằng nhau, các góc bằng nhau từ các điều kiện ban đầu liên quan đến tam giác, …)

- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến ứng dụng của hình học như: đo, vẽ, tạo dựng các hình đã học.

26

Bài 9. Tính chất ba đường phân giác của tam giác

2

(54;55)

- Nhận biết được các đường phân giác của tam giác.

- Nhận biết được sự đồng quy của ba đường phân giác của tam giác

- Diễn đạt được lập luận và chứng minh hình học trong những trường hợp đơn giản (ví dụ như chứng minh được các đoạn thẳng bằng nhau, các góc bằng nhau từ các điều kiện ban đầu liên quan đến tam giác, …)

- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến ứng dụng của hình học như: đo, vẽ, tạo dựng các hình đã học.

27

Bài tập cuối chương 8

2

(56;57)

- Hệ thống và củng cố các kiến thức đã học trong chương 8.

28

Ôn tập cuối HKII

1

(58)

- Hệ thống và củng cố các kiến thức đã học trong chương 8.

29

Bài 10: Hoạt động thực hành trải nghiệm

2

(59;60)

- Phát triển năng lực tìm trọng tâm của tam giác của học sinh thông qua nhiệm vụ.

- Vận dụng các kiến thức đã học về tam giác để làm ra các sản phẩm.

PHẦN MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT

CHƯƠNG 9. MỘT SỐ YẾU TỐ XÁC SUẤT (8 tiết)

30

Bài 1: Làm quen với biến cố ngẫu nhiên

2

(13;14)

- Làm quen với các khái niệm mở đầu về biến cố ngẫu nhiên trong các ví dụ đơn giản.

- Xác định được một biến cố xảy ra hay không xảy ra sau khi biết kết quả của phép thử.

- Xác định được biến cố chắc chắn, biến cố không thể và biến cố ngẫu nhiên.

31

Bài 2: Làm quen với xác suất của biến cố ngẫu nhiên

3

(15;16;17)

- Làm quen với các khái niệm mở đầu về xác suất của một biến cố ngẫu nhiên trong các ví dụ đơn giản.

- Nhận biết được xác suất của một biến cố ngẫu nhiên trong một số ví dụ đơn giản (ví dụ: lấy bóng trong túi, tung xúc xắc, …)

- So sánh được xác suất của các biến cố trong một số trường hợp đơn giản.

- Tính được xác suất của một số biến cố ngẫu nhiên trong một số ví dụ đơn giản.

32

Bài tập cuối chương 9

1

(18)

- Hệ thống và củng cố các kiến thức đã học trong chương 9.

33

Kiểm tra cuối HKII

1

(19)

- Kiểm tra mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh ở chương 9.

34

Bài 3: Hoạt động thực hành và trải nghiệm

1

(20)

- Làm quen với các khái niệm mở đầu về biến cố ngẫu nhiên trong một trò chơi đơn giản.

- Nhận biết được xác suất của một biến cố ngẫu nhiên trong một trò chơi đơn giản.

 Đà Lạt, ngày 15 tháng 09 năm 2023

                                                                                                        Nhóm trưởng Toán THCS

                                                                          Lê Thị Hoài Phương