TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU                      BÀI VIẾT CHUYÊN MÔN

                  TỔ TOÁN                                                  

GIẢI HỆ PHƯƠNG TRÌNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP THẾ

I.Đặt vấn đề:

Mục tiêu chủ yếu của chương III: Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn là cung cấp phương pháp và rèn luyện kỹ năng giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn cùng các ứng dụng trong việc giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình.

Giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp thế là bài đầu tiên cung cấp phương pháp và rèn luyện kỹ năng giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy Toán 9 tôi nhận thấy việc trình bày giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp thế như sách giáo khoa là khó hiểu với đa số học sinh.

Qua tham khảo tài liệu trao đổi với đồng nghiệp, tôi thấy phương pháp biến đổi hệ phương trình bậc nhất hai ẩn về phương trình bậc nhất một ẩn thì học sinh giải tốt hơn.

II.Giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp thế như sách giáo khoa:

  1. Qui tắc thế

Qui tắc thế dùng để biến đổi một hệ phương trình thành hệ phương trình tương  đương. Qui tắc thế gồm hai bước sau:

            Bước 1: Từ một phương trình của hệ đã cho ta biểu diễn một ẩn theo ẩn kia (như cách tìm nghiệm tổng quát) rồi thế vào phương trình còn lại để được một phương trình mới chỉ còn một ẩn.

            Bước 2: Giải phương trình một ẩn. Thế nghiệm tìm được vào một phương trình của hệ để tìm giá trị của ẩn còn lại.

Ví dụ 1: Giải hệ phương trình

Vậy hệ phương trình có một nghiệm duy nhất là:(x; y) = (13;5)

  1. Áp dụng: 

Giải hệ phương trình

Vậy hệ phương trình có một nghiệm duy nhất là: (x; y) = (2;1)

II.Giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp thế theo tham khảo:

Ví dụ 1: Giải hệ phương trình

(1)

(2)
Từ phương trình (1) trong hệ, ta có:
  (3)

Thế (3) vào phương trình (2) trong hệ, ta có:

                                                                           

Thế  vào (3), ta có:

                                              

Vậy hệ phương trình có một nghiệm duy nhất là:(x; y) = (13;5)

Ví dụ 2: Giải hệ phương trình

(1)

(2)
Từ phương trình (1) trong hệ, ta có:
  (3)

Thế (3) vào phương trình (2) trong hệ, ta có:

                                                                           

Phương trình vô nghiệm.

Vậy hệ phương trình vô nghiệm.                                            

Ví dụ 3: Giải hệ phương trình

(1)

(2)
Từ phương trình (1) trong hệ, ta có:
  (3)

Thế (3) vào phương trình (2) trong hệ, ta có:

                                                                           

Phương trình vô số nghiệm.

Vậy hệ phương trình vô số nghiệm.  Nghiệm tổng quát của hệ:                                       

Chú ý:

Trong quá trình giải hệ mà ta được một phương trình có dạng 0x + 0y = m thì:

+ Hệ vô nghiệm khi m0

+ Hệ vô số nghiệm khi m = 0. Khi đó nghiệm tổng qut của hệ là nghiệm tổng quát của một trong hai phương tình của hệ đã cho.

IV. Kết luận:

+ Giải phương trình bậc nhất một ẩn đối với học sinh tương đối dễ nắm bắt hơn. Nên giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp thế phù hợp hơn.

+ Cách giải này cũng giúp học sinh giải toán bằng cách lập hệ phương trình dễ dàng hơn, theo cách quan hệ bắc cầu.

+ Giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn bằng cách đưa về giải phương trình bậc nhất một ẩn giúp học sinh dễ dàng hơn khi hệ vô nghiệm hoặc vô số nghiệm, từ đó học sinh không quên tìm nghiệm tổng quát của hệ: 

                                                                                       Trương  Hóa – Giáo viên Toán

Tài liệu tham khảo

+ Sách Giáo viên TOÁN 9 – Tập Hai – Nhà xuất bản Giáo dục 2005.

+Sách “Giải toán bằng cách lập phương trình và hệ phương trình” – Nhà xuất bản Giáo dục 1992.

16 Tiết 32             §3   GIẢI HỆ PHƯƠNG TRÌNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP THẾ  

Ngày soạn:28/11/15         Số tiết:1

Ngày dạy: 30/11/15

I.Mục tiêu:

1. Kiến thức:Giúp học sinh hiểu cách biến đổi hệ phương trình bằng phương pháp thế

2. Kỹ năng:Học sinh nắm vững cách giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp thế

3. Thái độ:Hs không bị bỡ ngỡ khi gặp các trường hợp hệ vô nghiệm hoặc  hệ vô số nghiệm.

II.Chuẩn bị:

III. Phương pháp dạy học: Thuyết trình,vấn đáp gợi mở – Hợp tác nhóm nhỏ– Thực hành giải toán

IV.Tiến trình dạy học:

1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số và đồ dùng học tập.

      2.Kiểm tra bài cũ: 

      (I)

      (II)

        (III)  

       3.Bài mới:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Ghi bảng

Hoạt động 1: 

Quy tắc thế:

Giáo viên giới thiệu quy tắc thế gồm hai bước thông qua ví dụ 1

Xét hệ phương trình:

Giáo viên cho học sinh đoán nhận về số nghiệm của hệ 

Giáo viên: Từ phương trình (1) em hãy biểu diễn x theo y?

Hãy lấy kết quả vừa biểu diễn được thế vào chỗ của x trong phương trình (2) ta có phương trình nào?

Bước 1: Từ một phương trình (1) của hệ ta biểu diễn x theo y (1’); rồi thế vào phương trình (2) để được một phương trình mới (2’).

Bước 2: Dùng phương trình (1’) thay thế cho phương trình (1) của hệ và dùng phương trình (2’) thay thế cho phương trình (2) ta được hệ nào?

Hẹ phương trình này như thế nào với hệ phương trình (I)?
Hãy giải hệ phương trình mới thu được và kết luận nghiệm duy nhất của hệ (I)?

Giáo viên  nêu nhận xét:

Qua ví dụ trên hãy cho biết các bước giải hệ phương trình bằng phương pháp thế?

Giáo viên nêu chú ý: 

+Trong bước 1 ta cũng có thể biểu diễn y theo x.

+Nguyên tắc chung để giải hệ là tìm cách qui về giải phương trình một ẩn.(gọi là khử đi một ẩn)

Hoạt động 2:

Áp dụng

Giáo viên cho học sinh đoán nhận về số nghiệm của hệ 

Hs giải theo nhóm. Gv giải đáp các vướng mắc của các nhóm.

Hoạt động 3:

Chú ý

+Gv hướng dẫn Hs giải bài tập phần chú ý trang 14 sgk.

+Từ đó rút ra chú ý

Học sinh trả lời:

Hệ (I) có một nghiệm duy nhất vì

Học sinh trả lời:

Bước 1:

Học sinh trả lời:

Bước 2:

Học sinh trả lời:

Hs thực hiện giải:

Vậy hệ phương trình có một nghiệm duy nhất là:

(x; y) = (-13; - 5)

Học sinh trả lời:

Hệ (II) có một nghiệm duy nhất vì

Hs giải theo nhóm:

Vậy hệ phương trình có một nghiệm duy nhất là:

 (x; y) = (2;1)

Tóm tắt cách giải:

1)Dùng qui tắc thế biến đổi hệ đã cho để được một hrrj mới, trong đó có phương trình một ẩn.

2)Giải phương trình một ẩn vừa có, rồi suy nghiệm của hệ đã cho.

1. Qui tắc thế

Qui tắc thế dùng để biến đổi một hệ phương trình thành hệ phương trình tương đương. Qui tắc thế gồm hai bước sau:

Bước 1: Từ một phương trình của hệ đã cho ta biểu diễn một ẩn theo ẩn kia (như cách tìm nghiệm tổng quát) rồi thế vào phương trình còn lại để được một phương trình mới chỉ còn một ẩn.

Bước 2: Giải phương trình một ẩn.Thế nghiệm tìm được vào một phương trình của hệ để tìm giá trị của ẩn còn lại.

Ví dụ 1: Giải hệ phương trình

Vậy hệ phương trình có một nghiệm duy nhất là:(x; y)=(-13; - 5)

2. Áp dụng: 

Giải hệ phương trình

Vậy hệ phương trình có một nghiệm duy nhất là: (x; y) = (2;1)

3. Chú ý:

Trong quá trình giải hệ mà ta được một phương trình có dạng 0x + 0y = m thì:

+ Hệ vô nghiệm khi m0

+ Hệ vô số nghiệm khi m = 0. Khi đó nghiệm tổng qut của hệ là nghiệm tổng quát của một trong hai phương tình của hệ đã cho. 

      4.Củng cố: Giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp thế.

5.Hướng dẫn học và bài tập ở nhà: Làm các bài tập 12; 13 trang15 sgk

V. Rút kinh nghiệm:

        

        

        

        

        

        

        

        

        

        

 Trang